Bảo vệ chiến sĩ áo trắng trước làn sóng thứ 2 dịch Covid-19
Thế giới hơn 18,6 triệu ca mắc, 702.553 ca tử vong | |
Khách đồng loạt hủy tour, hãng lữ hành kẹt cứng | |
VFF hoãn hàng loạt giải bóng đá ngoài chuyên nghiệp |
Bác sĩ, điều dưỡng là đối tượng có nguy cơ mắc Covid-19 cao
Sau 99 ngày Việt Nam không phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 tại cộng đồng, thì mới đây bắt đầu từ ngày 25/7/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 255 ca nhiễm Covid-19 mới, đáng chú ý, có nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, và đã lây lan sang nhiều tỉnh thành phố tại Việt Nam.
Cũng trong khoảng 2 tuần qua, đã có đến 14 trường hợp nhiễm Covid-19 là các cán bộ nhân viên y tế, trong đó có 2 sinh viên ngành y. Hơn bao giờ hết, lúc này các cán bộ, nhân viên y tế rất cần đến sự kề vai sát cánh, sự bảo vệ và động viên của Chính phủ, của các cơ quan trong ngành y tế và của cả nhân dân Việt Nam.
Toàn cảnh diễn ra buổi tọa đàm. |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thạc sĩ Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam cho biết: Các điều dưỡng viên chính là những đội quân chủ lực của ngành Y tế Việt Nam, họ là thành viên hết sức quan trọng trong ekip y tế của Việt Nam. Trong đại dịch hiện nay, họ là hậu thuẫn cho các hoạt động chuyên môn của bác sĩ.
Do tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, phục vụ dài ngày, nhiều giờ, làm các thủ thuật đặc biệt nên các bác sĩ, điều dưỡng là đối tượng có nguy cơ mắc Covid-19 cao. “Sức khỏe của các bác sĩ, điều dưỡng không phải là tài sản riêng của họ mà là tài sản chung của cả ngành y tế. Nếu điều dưỡng bị bệnh, không có sức khỏe thì bệnh nhân sẽ không được chăm sóc tốt, ngành y tế thiếu nhân lực để phục vụ người bệnh. Bởi vậy, với các cán bộ y tế trong tâm dịch phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp bảo vệ an toàn, trước hết là an toàn cho mình sau đó là an toàn cho người bệnh” – ông Phạm Đức Mục nói.
Trước mắt, ngành y tế đang phải đương đầu nhiều thách thức. Trong làn sóng dịch thứ hai này mới chỉ có hơn 200 người dương tính nhưng đã bắt đầu xuất hiện sự thiếu hụt nguồn nhân lực y tế. Bộ Y tế đã điều những cán bộ giỏi đến Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng đã kêu gọi những tỉnh thành như Hải Phòng, Bình Định, Bình Thuận… gửi các bác sĩ đến hỗ trợ, chi viện cho Đà Nẵng. Tuy nhiên, nếu sắp tới có thêm những ca bệnh, sẽ xuất hiện tình huống thiếu hụt nguồn nhân lực y tế.
Để chuẩn bị cho trường hợp nhiều ca mắc Covid-19, Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam đề nghị các tỉnh, thành phố chưa có dịch nên dành thời gian để đào tạo, chuẩn bị cho nguồn điều dưỡng được trang bị năng lực chuyên môn về hồi sức cấp cứu để chăm sóc bệnh nhân.
Thông tin về biện pháp tránh lây nhiễm cho cán bộ, nhân viên y tế, Thạc sĩ Phạm Xuân Thành - Phó trưởng phòng Cục quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cho hay: Quy trình phòng chống lây nhiễm cho cán bộ nhân viên y tế đã được triển khai trước đó ở các bệnh viện. Để tránh lây nhiễm, nhân viên y tế cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, thực hiện mặc đồ bảo hộ, để tránh sự xâm lấn cũng như không phát tán mầm bệnh.
Theo ông Thành, nhân viên y tế phải tuân thủ đúng quy định, tất cả các vật phẩm điều trị cần được xử lý riêng, có cảnh báo các chất thải lây nhiễm để trong thùng màu vàng. Đặc biệt, đối với rác thải của bệnh nhân mắc Covid-19 chỉ được chứa tới 3/4 thùng và buộc kín trước khi đi xử lý, đồng thời, thực hiện phân loại rác tại nguồn, di chuyển rác từ phòng đến khu lưu giữ ở một thời điểm nhất định, ít có bệnh nhân và người nhà qua lại…
Tổ chức công đoàn luôn sát cánh cùng người lao động
Tại buổi tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin có hơn 10 cán bộ y tế mắc Covid-19, Công đoàn ngành Y tế đã hỗ trợ mỗi đoàn viên 2 triệu đồng và huy động doanh nghiệp hỗ trợ mỗi cán bộ 2 triệu đồng. Ngoài ra, Công đoàn ngành cũng đã hỗ trợ bằng quỹ xã hội từ thiện 50 triệu đồng cho các cán bộ bị cách ly tại Bệnh viện C Đà Nẵng, 50 triệu đồng tới Bệnh viện Trung ương Huế - nơi đang điều trị cho 25 ca mắc Covid-19 nặng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chưa bệnh Bộ Y tế phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Đồng thời, có văn bản chỉ đạo Công đoàn y tế các tỉnh/ Thành phố thực hiện 8 nội dung mà cán bộ y tế phải thực hiện trong Chỉ thị 16 và 19 của Thủ tướng Chính phủ, các quy định của Bộ Y tế, đặc biệt là công tác tuyên truyền, hỗ trợ, bảo hộ, khen thưởng… để Công đoàn y tế là những người đi đầu trực tiếp giúp cho các cán bộ y tế.
"Mới đây chúng tôi cũng có văn bản gửi tới 16 đơn vị y tế đang có cán bộ tăng cường tại miền Trung, trong đó công đoàn cần quan tâm đến gia đình những cán bộ đi làm nhiệm vụ, đặc biệt thống kê những gia đình có điều kiện khó khăn, vận động các cán bộ y tế ở lại hỗ trợ trực tiếp gánh vác trách nhiệm chung, tăng cường khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ này", Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình cho biết.
Việc cán bộ y tế phải bị cách ly là điều không ai mong muốn, họ cũng hoang mang, lo lắng. Chính vì vậy, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam nhấn mạnh sẽ làm hết sức có thể để chia sẻ với các cán bộ, nhân viên y tế mong họ luôn bình tâm. "Dù không thể thực hiện khám chữa bệnh, nhưng ngay bên trong khu cách ly, họ vẫn có thể làm việc, tuyên truyền cho người dân thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm góp phần đẩy lùi dịch bệnh"- Phó Giáo sư Phạm Thanh Bình cho biết thêm.
Là một trong những người nắm rõ nhất tình hình dịch bệnh hiện nay, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chưa bệnh, Bộ Y tế, nhấn mạnh, chúng ta đang bước vào giai đoạn 2 của dịch bệnh với nhiều thách thức, phức tạp, diễn biến khó lường. Chỉ trong hơn 1 tuần qua, chúng ta đã phát hiện gần 200 ca mới. Dù vậy, người dân cần hết sức bình tĩnh, thực hiện nghiêm các chỉ dẫn của cơ quan y tế để chúng ta có được những kịch bản tốt sát thực với diễn biến của từng địa phương. Để kiểm soát được dịch bệnh, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt phân luồng cách ly, đặc biệt là thực hiện xét nghiệm. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh phải nâng cao cảnh giác, thấy người bệnh có triệu chứng ho, sốt khó thở cần tổ chức cách ly và xét nghiệm ngay, đây là biện pháp cực kỳ quan trọng để ngăn chặn bệnh lây lan. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến những người cao tuổi, người có bệnh nền như đang phải chạy thận, tim mạch, tiểu đường… vì đây là những đối tượng dễ bị tổn thương và nhiễm Covid- 19 nhất. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/01/2025 20:53
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Đoàn viên công đoàn quận Hai Bà Trưng tranh tài bày mâm ngũ quả ngày Tết
Hoạt động 23/01/2025 09:07
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
Hoạt động 22/01/2025 17:45
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Ngọc Thụy với 81 đoàn viên
Hoạt động 21/01/2025 22:14
Rộn ràng Hội thi gói bánh chưng và bày mâm cỗ, mâm quả ngày Tết
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 21:49
Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết và tặng quà người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 19:57
“Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” đưa 450 lao động và người thân về quê đón Tết
Hoạt động 21/01/2025 19:12
Ấm áp chợ Tết Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 21/01/2025 17:56