-->

Bảo tồn bản sắc văn hóa Mường ở Thạch Thất

Kể từ khi hợp nhất với Thủ đô, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tiếp tục được huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội quan tâm, gìn giữ và phát triển. Theo đó, các hủ tục dần được đẩy lùi; đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào ngày một nâng cao.
Độc đáo văn hóa Mường Xuân về trên xứ Mường

Nhiều hoạt động đặc sắc

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, ngày 1/8/2008, huyện Thạch Thất tiếp nhận 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Từ đó, 3 xã này trở thành một vùng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện Thạch Thất. Trong đó, đồng bào dân tộc Mường giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của 3 xã.

Bảo tồn bản sắc văn hóa Mường ở Thạch Thất
Diễn tấu chiêng là loại hình văn hóa nghệ thuật quan trọng trong đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Mường.

Nhằm gìn giữ và phát huy những nét đẹp bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc và vui Xuân Giáp Thìn, mới đây, xã Tiến Xuân đã tổ chức Hội thi “Ngày hội văn hóa, ẩm thực các dân tộc xã Tiến Xuân năm 2024”. Hội thi tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu xuân mới, khơi dậy, lưu giữ, quảng bá những nét đẹp văn hóa đời sống, ẩm thực, bản sắc của dân tộc. Đặc biệt là giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, nông sản của xã Tiến Xuân.

Ngoài ra, tại lễ hội cũng đã diễn ra những hoạt động văn hóa, văn nghệ như: Múa hội làng Mường, hòa tấu chiêng Mường, trình diễn trang phục nữ dân tộc Mường, hát múa Hoa đất Mường, vũ điệu kết đoàn… cùng các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, bịt mắt đập niêu, bắn nỏ.

Những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, ẩm thực dân tộc diễn ra trong ngày hội là đợt sinh hoạt quần chúng rộng rãi, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia; giúp tái hiện lại đời sống văn hóa, xã hội và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường. Đồng thời, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần, khơi dậy sức sáng tạo, hăng say trong lao động, sản xuất của cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân trên địa bàn.

Tương tự, tại xã Yên Trung, mới đây, cũng tổ chức ngày hội văn hóa văn nghệ, thể thao, ẩm thực dân tộc Mường nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024. Được biết, đây cũng là năm đầu tiên xã Yên Trung tổ chức hội xuân, hội thi ẩm thực... nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Mường, góp phần truyền lại cho các thế hệ sau. Tại ngày hội cũng đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường, trong đó có trò chơi ném còn.

Theo người dân ở đây, trò chơi “ném còn” được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, vừa mang tính văn hóa lại vừa mang tính thể thao, rèn luyện sự tinh tế, khéo léo khi tung, khi bắt, vừa kết hợp các động tác toàn thân... Đây là trò chơi thu hút nam nữ thanh niên và nhiều người lớn tuổi tham gia, giúp tăng cường giao lưu, đoàn kết, vui vẻ. Cùng với đó, trò chơi “kéo co” thể hiện sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng, khéo léo giữa những người trong đội chơi… Bên cạnh các trò chơi dân gian, ngày hội còn có 5 gian hàng trưng bày các món ăn lạ đặc sắc của dân tộc Mường khi tham gia hội thi ẩm thực.

Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Những năm qua, huyện Thạch Thất đã có nhiều chính sách cũng như hành động thiết thực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn. Đồng thời huyện cũng sát sao chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình thực hiện tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia vào công tác bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường. Nhận thức, tinh thần đoàn kết, tính tự tôn dân tộc trong nhân dân được nâng cao, các già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư cũng tích cực tham gia hoạt động bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường.

Trong đó, diễn tấu chiêng là loại hình văn hóa nghệ thuật quan trọng trong đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Mường từ khi sinh ra đến khi về với đất mẹ. Chính vì vậy, người Mường coi chiêng là báu vật trong ngôi nhà của mình, là biểu tượng của dân tộc, mang giá trị rất lớn và được giữ gìn qua các thế hệ. Từ trước khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, hoạt động diễn tấu chiêng của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn 3 xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình bị lắng xuống và mờ nhạt. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, hoạt động diễn tấu chiêng Mường đã được khởi động trở lại và từng bước khôi phục, phát triển.

Bảo tồn bản sắc văn hóa Mường ở Thạch Thất
Những món ăn lạ đặc sắc của dân tộc Mường được giới thiệu đến đông đảo người dân thông qua các ngày hội xuân.

Nghệ nhân ưu tú Bùi Thị Bích Thìn - Chủ nhiệm Câu Lạc bộ Chiêng và Hát múa dân gian xã Tiến Xuân, là một trong những người dành nhiều tâm huyết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Trong một dịp gặp gỡ, bà Thìn chia sẻ: Câu lạc bộ của xã được thành lập từ năm 2014 với 25 thành viên.

Tuy nhiên, ngay từ năm 2008, mỗi thôn đều đã thành lập đội chiêng của mình, với 84 thành viên. Ngoài việc các đội tự góp tiền mua sắm bộ chiêng để biểu diễn, huyện Thạch Thất cũng trang bị 17 bộ chiêng cho các thôn của xã Tiến Xuân và mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn đánh chiêng cho thành viên của các đội. “Việc thành lập các câu lạc bộ, đội chiêng Mường nhằm mục tiêu duy trì thường xuyên các hoạt động biểu diễn tập thể, truyền tải nghệ thuật biểu diễn chiêng tới thế hệ sau. Như vậy, nghệ thuật biểu diễn chiêng Mường sẽ không bị quên lãng”, bà Thìn cho biết.

Đặc biệt, những năm qua, bà Thìn đã dành nhiều tâm huyết để truyền dạy cho thế hệ trẻ. Không chỉ dạy cách đánh chiêng, bà Thìn còn giải thích cho các em về văn hóa cồng chiêng, về dàn chiêng 12 cái có kích cỡ và âm sắc khác nhau, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Nếu như chiêng của người Mường huyện Thạch Thất có quai để xách khi biểu diễn thì người Tây Nguyên thường treo trên giá chiêng. Nếu như chiêng của đồng bào Tây Nguyên không có núm thì ngược lại, núm chiêng Mường là vị trí trung tâm để dùi gỗ tiếp xúc với chiêng, ngân lên những âm thanh trầm hùng biến ảo.

“Các học sinh ban đầu nghe tiếng chiêng chưa tròn, động tác đánh chiêng còn gượng nhưng đều đam mê tìm hiểu nhạc cụ đặc biệt của dân tộc mình. Rồi mai đây, không ai khác, chính các em sẽ biểu diễn những bài chiêng quý, sẽ truyền lại cách đánh chiêng cho các thế hệ sau, để ngân lên mãi điệu hồn Mường…”, nghệ nhân Bích Thìn bày tỏ.

Văn hóa dân tộc Mường có truyền thống lâu đời, phong phú với những giá trị bản sắc độc đáo về vật thể và phi vật thể, tạo nên sức sống bền bỉ, được lưu truyền, bồi đắp phát triển qua bao đời nay, thấm sâu vào trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Cho đến nay, người Mường ở các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình hiện vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc như: Về văn hóa vật thể có nhà sàn, trang phục, ẩm thực và các vật dụng trong sản xuất, sinh hoạt; về văn hóa phi vật thể có ngôn ngữ, Mo Mường, cồng chiêng và các làn điệu hát, múa, các môn thể thao, trò chơi dân gian dân tộc Mường…

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động