Sáng nay (18/4), gần 300 đoàn viên, người lao động ngành Giao thông vận tải tham gia buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
 |
Toàn cảnh Đối thoại |
Chương trình do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức, nhằm cung cấp những kiến thức hữu ích liên quan đến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những vấn đề an toàn lao động, bảo vệ cho người lao động (NLĐ). Qua đó, thể hiện rõ nét phương châm của tổ chức Công đoàn luôn hướng về cơ sở, quan tâm chăm lo toàn diện cho đoàn viên, NLĐ.
Tham dự buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội; bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, cũng là chuyên gia của chương trình; bà Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội, ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô.
 |
Đoàn viên, NLĐ tham gia chương trình |
Trực tiếp giải đáp câu hỏi của cán bộ, viên chức, NLĐ ngành Giao thông vận tải có các chuyên gia: Bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội; Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia BHXH Khu vực I; Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
8h35: Khai mạc buổi đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách
 |
Các đại biểu tham gia Đối thoại |
 |
Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết: “Ngành giao thông vận tải từ lâu đã trở thành huyết mạch kết nối mọi miền đất nước, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Trong đó, công sức và sự cống hiến của từng NLĐ chính là động lực thúc đẩy sự vận hành liên tục và hiệu quả của hệ thống giao thông vận tải. Vì vậy, chúng ta không chỉ ghi nhận những đóng góp ấy, mà còn cần quan tâm sâu sắc đến việc bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho anh chị em công nhân”. |
 |
Ban Tổ chức tặng hoa các chuyên gia tham gia buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách. |
8h45: Hỏi đáp giữa công nhân, viên chức, lao động và các chuyên gia
Xem trực tuyến nội dung tại đây.
 |
Trực tiếp giải đáp câu hỏi của cán bộ, viên chức, NLĐ ngành Giao thông vận tải có các chuyên gia: Bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội; Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia BHXH Khu vực I; Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. |
 |
Chị Nguyễn Thị Thu Phương, Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi: Xin chuyên gia cho biết, quyền của đoàn viên Công đoàn trong Luật Công đoàn (sửa đổi) được quy định cụ thể ra sao? |
 |
Chị Nguyễn Hà Thu, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội hỏi: Luật Công đoàn (sửa đổi), có hiệu lực từ 1.7.2025 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với Công đoàn. Xin chuyên gia nói rõ thêm về những trách nhiệm này, có khác so với Luật Công đoàn 2012 không?CP Công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi: Xin chuyên gia cho biết, quyền của đoàn viên Công đoàn trong Luật Công đoàn (sửa đổi) được quy định cụ thể ra sao? |
 |
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu |
 |
Ông Vương Danh Tường, Công ty CP Xây dựng giao thông Hà Nội hỏi: Xin chuyên gia cho biết quyền lợi của NLĐ sau khi nghỉ hưu theo luật BHXH 2024. |
 |
Chị Hà Ngọc Yến, Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội hỏi: Thời gian công tác của tôi là 35 năm và đóng BHXH 35 năm. Vậy tiền lương hưu được tính thế nào, thưa chuyên gia? |
 |
Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương trả lời câu hỏi của bạn đọc về Luật Thủ đô |
 |
Anh Trần Văn Hưng, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội: Theo Luật BHXH 2024 thì trợ cấp 1 lần khi sinh con, trợ cấp dưỡng sức sau sinh được tính như thế nào, thưa chuyên gia? |
 |
Chị Bùi Thanh Thuỷ, Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi: NLĐ làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần được trả lương làm thêm giờ ít nhất bằng bao nhiêu % tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm? |
 |
Anh Trần Văn Phong, Thanh Tra Sở Xây dựng Hà Nội hỏi: Xin chuyên gia cho biết tiền lương tháng hiện hưởng theo khoản 2 điều 3 thông tư 01/2025 để tính hưởng nghỉ trước tổi nghị định 168? |
 |
Anh Trần Trung Đức, Thanh tra Giao thông Hà Nội hỏi: Xin chuyên gia cho biết, trong Luật Thủ đô có quy định nào về thu hút người tài không? Hiểu thế nào là người tài? |
 |
Luật sư Nguyễn Văn Hà |
 |
Anh Nguyễn Ngọc Anh, Thanh Tra Sở Xây dựng Hà Nội hỏi: NLĐ thôi việc theo nghị định 178 được hưởng chính sách gì? |
 |
Chị Nguyễn Thái Hà, Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi: Thời gian tham gia bảo hiểm y tế gián đoạn không quá bao nhiêu tháng thì được coi là liên tục? Thời điểm nào NLĐ xin tăng lương thì phù hợp, thưa chuyên gia? |
9h40: Giao lưu với CNVCLĐ và các chuyên gia
 |
Lãnh đạo Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Giao thông vận tải và Báo Lao động Thủ đô tặng quà tới người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
9h50: Đoàn viên, NLĐ tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia
 |
Chị Phạm Thị Thanh Hương, Phòng hành chính Sở giao thông (cũ) hỏi: Cán bộ công chức, NLĐ đóng đủ 20 năm BHXH, xin nghỉ hưu trước tuổi (trường hợp còn đủ 5 năm đến đủ 10 năm) theo Nghị định 178 (đối với cả nam và nữ) thì có được hưởng lương hưu luôn không hay chỉ được hưởng trước 5 năm theo Nghị định 135 năm 2020? |
 |
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Thanh tra Sở xây dựng Hà Nội hỏi: NLĐ sau khi sinh con, hết thời hạn nghỉ thai sản không tiếp tục làm việc được, xin nghỉ hẳn thì có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? |
 |
Chị Nguyễn Thị Minh, Công ty cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi: Tôi đóng BHXH được 22 năm thì có được rút BHXH một lần không? Nếu tôi muốn nghỉ hưu thì có được nghỉ không và hưởng mức lương hưu là bao nhiêu? |
 |
Chị Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch Công đoàn Ngành Giao thông vận tải Hà Nội hỏi: Nếu nghỉ theo chế độ 178 trước ngày 1/7, và sau 1/7 thì được hưởng chế độ gì? Quy định về trường hợp sử dụng bảo hiểm y tế mà không cần giấy chuyển tuyến, thưa chuyên gia? |
 |
Anh Tống Ngọc Hùng, Nghiệp đoàn công nghệ ô tô Hà Nội 1 hỏi: Sau sáp nhập mô hình nghiệp đoàn mới do ai quản lý. Chi bộ nghiệp đoàn nhiều năm nay không có quần chúng nào được kết nạp, đề nghị tạo điều kiện để các đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng để nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn? |
 |
Chị Trần Thị Thu Hiền, Công ty CP quản lý và xây dựng đường bộ I Hà Tây hỏi: Xin chuyên gia cho biết, nếu doanh nghiệp chậm chi trả lương cho người lao động sẽ bị xử lý thế nào? |
 |
Anh Nguyễn Thế Cường hỏi: NLĐ làm việc trong môi trường độc hại 10 năm, sau đó chuyển sang công tác ở vị trí công việc không năngj nhọc độc hại thì được hưởng chế độ gì, thưa chuyên gia? |
 |
Chị Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành giao thông vận tải Hà Nội hỏi: NLĐ được nâng lương trước thời hạn cách đây 6 năm, khi nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 178 thì có tiếp tục được nâng lương trước thời hạn không, thưa chuyên gia? |
 |
Anh Nguyễn Đức Tuấn, Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi: Người sử dụng lao động được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo nguyên tắc/quy định như thế nào? |
10h20: Bế mạc buổi đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách
 |
Phát biểu bế mạc, bà Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành giao thông vận tải Hà Nội nhấn mạnh: Những câu hỏi, thắc mắc đã được các chuyên gia giải đáp thỏa đáng giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ, người sử dụng lao động nắm rõ, hiểu đúng, kịp thời về pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của chính mình; hạn chế xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tạo môi trường làm việc dân chủ, gắn bó, cống hiến hết mình với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững. |
Nhóm PV