Theo đó, tại Khoản 5 Điều 45 Luật BHXH năm 2024 bổ sung quy định chế độ ốm đau không trọn ngày. Cụ thể: “Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một nửa mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày. Khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày đến dưới một ngày được tính là một ngày”.
![]() |
Luật BHXH năm 2024 đã bổ sung quy định các trường hợp người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau. Ảnh minh họa. |
Cạnh đó, tại các điểm a, c, đ Khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 42, Luật đã bổ sung quy định các trường hợp người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau, gồm:
(i) Điều trị khi mắc bệnh mà không phải bệnh nghề nghiệp;
(ii) Điều trị khi bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
(iii) Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
(iv) Trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Về chế độ ốm đau dài ngày, Luật quy định người lao động có thể hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm tối đa từ 30 đến 70 ngày tùy theo điều kiện làm việc với mức hưởng bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, sau đó khi hưởng hết thời hạn hưởng mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức hưởng thấp hơn.
B.Duy
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/chi-tiet-ve-huong-che-do-om-dau-theo-luat-bao-hiem-xa-hoi-nam-2024-184436.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này