Giao thông Hà Nội đang đối mặt với những thách thức gì?

13:01 | 13/08/2024
Thời gian qua, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó nổi bật là việc kiểm soát tốt tình hình tai nạn giao thông, công tác tổ chức giao thông trên địa bàn Thành phố, công tác phát triển, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố… Tuy nhiên, giao thông Hà Nội hiện vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức cần phải vượt qua.
Để văn hóa giao thông là "cuốn sách mở" về người Hà Nội văn minh Hà Nội: Lập đoàn kiểm tra hoạt động đăng kiểm Giao thông “đánh thức” tiềm năng dải đô thị trục Tây Bắc Thủ đô

Theo đó, hiện tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt được khoảng 12,13% (Quy hoạch yêu cầu 20-26%); tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt được khoảng 19,50% (Quy hoạch yêu cầu đạt từ 50-55%);

Giao thông Hà Nội đang đối mặt với những thách thức gì?
Lực lượng chức năng phân luồng, điều tiết giao thông. Ảnh: Đinh Luyện

Hàng năm ngân sách thành phố Hà Nội dành hơn 60% tổng ngân sách cho lĩnh vực giao thông vận tải, nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% so với nhu cầu thực tế.

Đáng chú ý, với tốc độ tăng trưởng diện tích đất dành cho giao thông đạt 0,35%/năm không theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện từ 4-5%, vì vậy tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố là không thể tránh khỏi, vẫn đang diễn biến ngày càng phức tạp và đến nay vẫn còn 33 điểm ùn tắc giao thông.

Ngoài ra, việc phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn được xác định là ưu tiên hàng đầu để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đang diễn ra, trong đó việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị được xem là xương sống của vận tải hành khách công cộng.

Tuy nhiên, theo quy hoạch hiện nay, Thành phố Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị (9 tuyến chính và 1 tuyến nối các đô thị vệ tinh), với tổng chiều dài 417,8km (trong đó 75.6km đi ngầm), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40,05 tỷ USD.

Song thực tế hiện nay mới chỉ hoàn thành được 13km (tuyến 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông) và đang thi công 12,5km (tuyến Nhổn - ga Hà Nội). Theo đó, để hoàn thành được 404,8km còn lại trong 12 năm tới (đến năm 2035), kinh phí cần bố trí thực hiện là khoảng 37 tỷ USD (tương đương khoảng 850 nghìn tỷ đồng).

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này