5 khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng, chống bệnh sởi
Nghệ An ghi nhận khoảng 1.100 ca sốt phát ban nghi sởi Hà Nội: Chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh sởi Bộ Y tế lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh sởi |
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (chiếm 57%), miền Trung (chiếm 19,2%), miền Bắc (chiếm 15,1%), Tây Nguyên (chiếm 8,7%).
![]() |
Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ hiệu quả. |
Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Bộ Y tế nhận định, trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh sởi lây lan nhanh nhất. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Để phòng, chống bệnh sởi, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch.
Ngoài ra, với các nhóm tuổi khác như: Trẻ từ 6 tháng đến 9 tháng, từ 1 tuổi đến 10 tuổi tham gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hằng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
Đối với những nơi như: Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi (như: Sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Cha tôi người ở lại” tập 34: Việt nhận mẹ ruột, cùng công an giải cứu Quyên, bắt giữ Phi

Harry Kane lần đầu nâng cúp: Bayern Munich chính thức vô địch Bundesliga 2024/25

Quật ngã Liverpool, Chelsea mở rộng cánh cửa đến Champions League

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/5: Ngày nắng, chiều tối có nơi có dông

Sáng nay (5/5), Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9

Giá xăng dầu hôm nay (5/5): Giá dầu thế giới lao dốc, trong nước chiều nay dự báo có thể giảm?

Nhận định Girona vs Mallorca: “Ngựa ô” kiệt sức đối đầu đội khách thảnh thơi
Tin khác

Mổ cấp cứu trong đêm cho bé trai bị xe ba bánh chèn qua người ở Nam Định
Y tế 04/05/2025 18:07

Bộ Y tế: Đề nghị xử lý thông tin phản ánh bệnh viện yêu cầu đủ tiền mới cấp cứu cho bệnh nhi
Y tế 04/05/2025 18:04

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp
Y tế 03/05/2025 08:10

Sàng lọc bệnh di truyền đơn gen trước sinh: Giải pháp nâng cao chất lượng dân số
Y tế 03/05/2025 06:10

Hà Nội: Chủ động các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết
Y tế 02/05/2025 11:28

Tăng cường phòng chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa và nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Y tế 30/04/2025 20:42

Bảo đảm công tác cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Y tế 28/04/2025 06:01

Gian nan 6 năm “tìm con” của người mẹ bị suy buồng trứng
Y tế 26/04/2025 12:45

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Y tế 25/04/2025 22:26

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng
Y tế 23/04/2025 16:34