-->
Multimedia
27/10/2024 09:07
Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

27/10/2024 09:07

Năng động, nhiệt huyết và nhiều sáng kiến là ấn tượng đồng nghiệp dành cho bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Việt Hà, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn, Phụ trách Khoa Lão khoa, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Chị là tấm gương sáng cho tinh thần sáng tạo, tích cực nghiên cứu, áp dụng những sáng kiến sáng tạo vào công tác điều trị, phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại Bệnh viện. Vừa qua, sáng kiến "Dụng cụ tập tay cho bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não” của chị đã được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vinh danh "Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân viên chức lao động Thủ đô năm 2024".
Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Năng động, nhiệt huyết và nhiều sáng kiến là ấn tượng đồng nghiệp dành cho bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Việt Hà, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn, Phụ trách Khoa Lão khoa, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Chị là tấm gương sáng cho tinh thần sáng tạo, tích cực nghiên cứu, áp dụng những sáng kiến sáng tạo vào công tác điều trị, phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại Bệnh viện. Vừa qua, sáng kiến "Dụng cụ tập tay cho bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não” của chị đã được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vinh danh "Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân viên chức lao động Thủ đô năm 2024".

Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi
Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Trải lòng về cái duyên với nghề, bác sĩ Hà cho biết, gia đình chị có truyền thống ngành y. Mẹ chị làm ở khoa sản, công việc khá áp lực và căng thẳng. Trong khi đó, bố chị là bộ đội xa nhà, mọi vất vả đều đổ dồn vào mình mẹ. Tuổi thơ sống ở tập thể bệnh viện, chứng kiến những vất vả của mẹ và đồng nghiệp của bà nên chị Hà khao khát một nghề đỡ vất vả hơn.

"Vậy mà chỉ một lần bố kể: Anh trai bố là y sĩ quân đội, đã hy sinh khi đang trực tiếp tham gia cấp cứu thương binh trong một trận đánh ở thôn Mỹ Cảnh, Tây Hòa, Phú Yên năm 1966. Bác ấy từng ước mơ trở thành bác sĩ khi hết chiến tranh nhưng ước mơ ấy đã mãi mãi dừng lại ở tuổi 22. Cho đến tận hôm nay, sau nhiều lần tìm kiếm, bố vẫn chưa tìm được hài cốt để đưa bác trở về với gia đình, quê hương. Điều đó thôi thúc khiến tôi muốn thực hiện những ước mơ còn dang dở của người bác liệt sĩ và vì nghề y cũng là nghề truyền thống gia đình", chị Hà tâm sự.

Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Chị Hà đến với ngành phục hồi chức năng khi ngành này còn khá mới, không phải là lựa chọn của các bác sĩ đa khoa thời đó. Theo chị Hà, lúc đó, khái niệm phục hồi chức năng còn khá mơ hồ, chưa được quan tâm như hiện nay. Thời điểm ấy, nhiều bệnh nhân và ngay cả cán bộ y tế cũng chỉ chú trọng giai đoạn cấp cứu, điều trị ổn định rồi ra viện trở về nhà. Việc bỏ qua giai đoạn giúp người bệnh phục hồi các chức năng bị tổn thương đã dẫn đến nhiều đáng tiếc đối với sức khỏe của người bệnh khi trở về gia đình và cộng đồng.

"Có thể nói nghề đã chọn tôi. Nhiều năm chứng kiến sự kiên cường và hồi phục từng ngày của người bệnh, đặc biệt là người bệnh cao tuổi; nụ cười trong quá trình hồi phục chức năng mỗi ngày tốt hơn của người bệnh; niềm vui khi bệnh nhân được ra viện,… Chính là niềm vui, tự hào, động lực để chúng tôi thêm yêu và gắn bó với nghề", bác sĩ Hà bộc bạch.

Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Không chỉ xuất sắc về chuyên môn với nhiều năm kinh nghiệm mà vị nữ bác sĩ, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội còn là một trong những người tiên phong trong các sáng kiến cải tiến y tế, tạo dấu ấn trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện. Điển hình như sáng kiến "Dụng cụ tập tay cho bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não" của bác sĩ Hà đã được Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng cấp Thành phố.

Chia sẻ về sáng kiến của bản thân, bác sĩ Hà cho biết: "Vào nghề được 21 năm, thì có tới hơn 10 năm tôi gắn bó với chuyên ngành phục hồi chức năng, gắn bó với người cao tuổi. Tôi nhận thấy nhu cầu đa dạng, phong phú dụng cụ tập luyện cho bệnh nhân cũng sẽ tạo môi trường thoải mái để họ có tâm lý tốt, phối hợp thì việc điều trị mới đạt hiệu quả".

Đặc biệt, khi tiếp xúc với nhiều mặt bệnh, người bệnh điều khiến bác sĩ Hà luôn suy ngẫm trăn trở là hiện nay tại Việt Nam còn thiếu phương tiện tập luyện cho người bệnh. Trong khi, các thiết bị được nhập chủ yếu từ nước ngoài, giá thành đắt đỏ, chỉ sử dụng từng loại độc lập, theo thời điểm nhất định…

Riêng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội thường xuyên tiếp nhận điều trị bệnh nhân liệt vận động chủ yếu do di chứng đột quỵ não với các mức độ và giai đoạn khác nhau, thì việc di chứng liên quan nhiều đến chức năng bàn tay chiếm trên 90%. Bệnh nhân được điều trị theo chỉ định phục hồi chức năng bao gồm các bài tập về vận động, cũng như hoạt động trị liệu ngày 1 - 2 lần, thời gian khoảng 60 phút, thời gian còn lại bệnh nhân được hướng dẫn tự tập. Tuy nhiên trang thiết bị để hỗ trợ bệnh nhân còn hạn chế, đặc biệt việc sử dụng liên tục một loại dụng cụ dễ gây nhàm chán do dụng cụ tập chưa thực sự đa dạng, đa năng, dễ sử dụng cũng là trở ngại đáng kể.

Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Xuất phát từ quan sát thực tế nhu cầu điều trị và hiệu quả từ dụng cụ hỗ trợ tập cho bệnh nhân, với ý tưởng từ trò chơi "nghé ọ" bác sĩ Hà và các đồng nghiệp đã nghiên cứu ra sáng kiến "Dụng cụ tập tay cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não", với giá thành thấp, tiện dụng và hiệu quả.

Theo đó, loại dụng cụ này có lò xo đàn hồi, điều chỉnh theo cơ lực của bệnh nhân, cho phép họ tập luyện mọi lúc, mọi nơi, với sự hướng dẫn của kỹ thuật viên, người nhà. Thậm chí bệnh nhân có thể tự tập khi ra viện, nhằm tăng sức mạnh cơ và khả năng hồi phục. Sáng kiến này ra đời trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và được ứng dụng từ năm 2022. Dụng cụ đã nhận được sự tin tưởng và hợp tác từ bệnh nhân, nhờ vào tính tiện lợi và dễ thao tác.

Điều quan trọng, sau khi triển khai bổ sung "Dụng cụ tập tay cho bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não" đã đem lại những hiệu quả điều trị tích cực. Theo đó, dụng cụ này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Người sử dụng dụng cụ này có thể tái tạo chức năng bàn tay một cách tích cực, cải thiện chất lượng cuộc sống; hỗ trợ người bệnh trở nên độc lập hơn trong việc chăm sóc bản thân và tập luyện, tăng cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội.

Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

"Hơn nữa, khi sử dụng dụng cụ tập tay này giúp giảm thời gian điều trị tại bệnh viện, từ đó góp phần làm giảm chi phí điều trị. Đồng thời, bệnh nhân phục hồi chức năng bàn tay sớm có thể nhanh chóng quay trở lại làm việc, góp phần tăng năng suất lao động và giảm chi phí xã hội, trong khi chi phí sản xuất dụng cụ thấp chỉ vài trăm nghìn đồng", bác sĩ Hà chia sẻ.

Bên cạnh đó, sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều bối cảnh khác nhau, từ bệnh viện đến cộng đồng và có thể là một công cụ quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng của bàn tay cho nhiều đối tượng. Ngoài sáng kiến trên, bác sĩ Hà còn có sáng kiến "Hoạt động nhóm cho bệnh nhân tai biến mạch máu não"… cũng đem lại nhiều lợi ích cho người cao tuổi.

Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Được biết bác sĩ Hà đã mất nhiều thời gian nghiên cứu thực hiện, cũng như đưa sáng kiến trên vào hoạt động. "Thuận lợi lớn nhất của tôi là có kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi chức năng và phương pháp đánh giá bệnh nhân. Song việc biến ý tưởng thành sản phẩm cũng gặp không ít khó khăn: Từ nghiên cứu, chế tạo đến điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp. Theo đó, quá trình từ ý tưởng đến khi sản phẩm được ứng dụng rộng rãi kéo dài khoảng 6 tháng", bác sĩ Hà cho biết.

Với sáng kiến "Dụng cụ tập tay cho bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não” đã đạt giải Nhất bình chọn cuộc thi “Sáng tạo từ trái tim” hạng mục chuyên gia do tổ chức Humanity & Inclusion (HI) trao tặng năm 2022; Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vinh danh "Sáng kiến, sáng tạo" ngành Y tế Thủ đô năm 2024. Đặc biệt, vừa qua sáng kiến của bác sĩ Hà tiếp tục được LĐLĐ Thành phố vinh danh "Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân viên chức lao động Thủ đô năm 2024".

Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi

Vinh dự và tự hào khi được LĐLĐ thành phố Hà Nội tuyên dương "Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động Thủ đô", bác sĩ Hà xúc động cho biết: "Danh hiệu này là sự động viên rất lớn để tôi nỗ lực hơn nữa trong công việc cũng như trong cuộc sống. Có thể nói niềm vui lớn trong tôi khi những sáng kiến đó đã góp phần vào điều trị để phục hồi chức năng cho người bệnh, nhất là mỗi lần nhìn thấy ánh mắt, nụ cười thể hiện sự tin tưởng của người bệnh và người nhà bệnh nhân".

Với những cống hiến không mệt mỏi trên hành trình thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hà đã đạt được các cấp khen thưởng và ghi nhận. Chị nhận được Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về thành tích trong phong trào thi đua năm 2022; Danh hiệu Thầy thuốc tiêu biểu cấp ngành Y tế Hà Nội; 5 năm liền chị là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; cán bộ Công đoàn xuất sắc cấp ngành...

Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi
Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi
Nội dung: Minh Khuê | Đồ họa: Quốc Nam