-->
Multimedia
27/11/2024 15:03
Kỳ cuối: Quyết tâm cao để hoàn thành mục tiêu

27/11/2024 15:03

Thực hiện chủ trương của Trung ương, thời gian qua, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt nhằm “số hóa” công tác Đảng. Từ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, tới nay nhiều giải pháp chuyển đổi số đã được tích cực triển khai nhằm đổi mới mạnh mẽ trong công tác Đảng của Thành phố. Tuy nhiên, cũng do đặc trưng có nhiều đảng viên cao tuổi nên hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đảng viên, sinh hoạt Đảng tại các khu dân cư đang gặp phải không ít khó khăn. Do đó đòi hỏi các chi bộ, đảng bộ phải luôn đổi mới, sáng tạo trong công tác chuyển đổi số.
Kỳ cuối: Quyết tâm cao để hoàn thành mục tiêu

Thực hiện chủ trương của Trung ương, thời gian qua, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt nhằm “số hóa” công tác Đảng. Từ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, tới nay nhiều giải pháp chuyển đổi số đã được tích cực triển khai nhằm đổi mới mạnh mẽ trong công tác Đảng của Thành phố. Tuy nhiên, cũng do đặc trưng có nhiều đảng viên cao tuổi nên hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đảng viên, sinh hoạt Đảng tại các khu dân cư đang gặp phải không ít khó khăn. Do đó đòi hỏi các chi bộ, đảng bộ phải luôn đổi mới, sáng tạo trong công tác chuyển đổi số.

Kỳ cuối: Chuyển đổi số và những thách thức

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: “Tổ chức gốc rễ của Đảng là chi bộ”; “các chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”; “các chi ủy vững tức là chi bộ mạnh”. Thấu triệt quan điểm của Người, những năm qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội triển khai nhiều đề án, kế hoạch, đặc biệt là Đề án số 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới” (Đề án số 11) với nhiều giải pháp đồng bộ, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt xây dựng Đảng mạnh từ những chi bộ.

Thành ủy Hà Nội xác định rõ: Trong xây dựng chi bộ tốt, thì chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sức sống, sự tồn tại, phát triển của chi bộ. Đề án số 11 được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, bí thư chi bộ và đảng viên; thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề theo quy định của Điều lệ Đảng, các hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và Thành ủy Hà Nội.

Kỳ cuối: Chuyển đổi số và những thách thức

Ngay sau khi Đề án số 11 ban hành, các cấp ủy đảng trong toàn Đảng bộ thành phố Hà Nội đã kịp thời triển khai quán triệt đến các tổ chức Đảng và đảng viên trong toàn đảng bộ bằng nhiều hình thức, như: Tổ chức hội nghị đảng bộ, chi bộ; đăng tải nội dung Đề án trên phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”, Cổng thông tin điện tử, Bản tin thông tin nội bộ, các trang thông tin chính danh khác của địa phương. Do làm tốt công tác học tập, quán triệt, các cấp ủy, tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên đều nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sinh hoạt chi bộ, xác định rõ được những mục tiêu, giải pháp chủ yếu về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nêu trong Đề án số 11 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Việc ứng dụng Zalo, Facebook, Phần mềm cơ sở dữ liệu 3.0, phần mềm điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên, “Sổ tay đảng viên điện tử”… của Hà Nội là bước đi mạnh dạn trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đảng viên, sinh hoạt Đảng, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng sinh hoạt cho bộ. Nhất là đảng bộ có số lượng đảng viên đông như Hà Nội và đa dạng từ đảng viên khu dân cư đến đảng viên khối cơ quan, doanh nghiệp. Trong đó, với chi bộ dân cư có đặc trưng hầu hết là đảng viên cao tuổi, việc ứng dụng công nghệ mới với những tính năng hỗ trợ sẽ mang lại những tiện ích hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng chuyển đổi số trong sinh hoạt chi bộ cũng bộc lộ một số hạn chế, đòi hỏi các chi bộ, đảng bộ phải liên tục cập nhật, đổi mới, sáng tạo trong chuyển đổi số.

Kỳ cuối: Chuyển đổi số và những thách thức

Do đặc trưng có nhiều đảng viên cao tuổi nên hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đảng viên, sinh hoạt Đảng tại các khu dân cư đang gặp phải không ít khó khăn. Theo ông Lương Tất Thùy, Bí thư Chi bộ 3 (phường Cát Linh, Đống Đa), đa số đảng viên trong chi bộ đều đã cao tuổi, lâu nhớ, chóng quên, mắt kém việc sử dụng máy tính và điện thoại thông minh còn hạn chế. Đảng viên chủ yếu sử dụng Zalo, đọc thông tin qua điện thoại di động. Một số cán bộ chủ chốt đang sử dụng máy tính và có Email nên tiếp cận được nhiều thông tin hơn. Vì vậy, ông Thùy mong muốn Đảng ủy quận Đống Đa có kế hoạch trang bị máy tính cho các chi bộ để làm việc chuyên nghiệp hơn. Đồng thời trang bị internet cho các nhà sinh hoạt cộng đồng để dễ dàng họp trực tuyến và mời đảng viên cùng học tập Nghị quyết, xem thời sự. Bên cạnh đó, Quận ủy cần thường xuyên bồi dưỡng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo “Sổ tay điện tử đảng viên”, đặc biệt là kỹ năng sử dụng sổ tay điện tử của các đồng chí bí thư, chi ủy.

Còn ông Hà Văn Lũng, Bí thư Chi bộ số 4 (phường Đội Cấn, Ba Đình) cho rằng: “Hiện nay, mở điện thoại lên là một “rừng app”. Ngoài ứng dụng “Sổ tay đảng viên điện tử” Hà Nội, quận Ba Đình cũng có app thông tin nội bộ riêng của quận. Cái khó nhất với người lớn tuổi là quên mật khẩu nếu không vào thường xuyên. Bên cạnh đó, đa phần những đảng viên sinh hoạt tại khu phố đều là người lớn tuổi nên việc đọc các nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Đảng sẽ khó. Do đó, "Sổ tay đảng viên điện tử" nên có những ứng dụng dùng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ đọc chuyển sang file âm thanh; tóm tắt ngắn gọn để dễ phố biến”.

Kỳ cuối: Chuyển đổi số và những thách thức

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy phường Trung Liệt nhận nhiều phản hồi từ 18 chi bộ trong phường về việc ứng dụng "Sổ tay đảng viên điện tử" có thể dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để đọc các bản tin. Thực tế, người già mắt kém mà nhìn màn hình lâu sẽ rất khó chịu. Đã dùng công nghệ thông tin hiện đại thì phần nội dung này cũng “hiện đại” theo xu thế chung, chuyển thể từ dạng văn bản sang âm thanh để truyền tải thông tin. Thực tế, bản tin loa phường nhiều nơi cũng đã dùng công nghệ chuyển văn bản text sang âm thanh để đọc.

Còn bà Phạm Thị Nết, Bí thư Chi bộ 12 (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) cho rằng, một số thời điểm ứng dụng “Sổ tay điện từ đảng viên” còn bị lỗi, chưa thông suốt khiến việc cập nhật thông tin gặp khó khăn. Bên cạnh đó, khi nhập thông tin của chi bộ lên phầm mềm, số chữ vẫn còn hạn chế, khiến việc truyền tải các ý kiến, nội dung sinh hoạt chi bộ chưa thật đầy đủ, đề nghị Thành phố sớm khắc phục.

Kỳ cuối: Chuyển đổi số và những thách thức
Kỳ cuối: Chuyển đổi số và những thách thức

Đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác Đảng, Trưởng ban Tổ chức Quận ủy Bắc Từ Liêm Nguyễn Xuân Ứng cho biết, thực hiện Quyết định số 27-QĐ/TW ngày 8/10/2021 của Ban Bí thư về Chương trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ sở giai đoạn 2021-2025, Ban Tổ chức Quận ủy đã quan tâm và thực hiện từ rất sớm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ban Tổ chức Quận ủy đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, văn bản giữa các cơ quan, đơn vị. Nhiều phần mềm nghiệp vụ được phát triển đồng bộ từ cơ sở, đảm bảo thông suốt đồng bộ...

Hiện nay, Ban Tổ chức Quận ủy đang triển khai, ứng dụng các phần mềm: Cơ sở dữ liệu đảng viên 3.0, phần mềm Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên, quản lý văn bản do Thành ủy triển khai; Tham mưu Ban thường vụ Quận ủy điều hành, quản lý việc sử dụng phần mềm đánh giá cán bộ, công chức; Phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”.

Kỳ cuối: Chuyển đổi số và những thách thức

Nhờ việc ứng dụng các phầm mềm trong thực hiện nghiệp vụ công tác đảng viên thường xuyên đã từng bước thay đổi thói quen và lề lối làm việc; tăng cường kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu, nâng cấp các thông tin hệ thống, phần mềm ứng dụng theo hướng đồng bộ, liên thông, hiện đại; hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho công tác tham mưu, tổng hợp và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tại Ban Tổ chức Quận ủy.

Hiện nay 100% văn bản đi đến (không mật) đã được cập nhật và lưu trữ dưới dạng tệp điện tử; thường xuyên cập nhật văn bản trên mạng, xây dựng cơ sở dữ liệu văn kiện Đảng và mục lục hồ sơ lưu trữ. Đồng thời, đồng bộ cơ sở dữ liệu các đảng viên các quận, huyện, thị, đảng ủy trực thuộc Thành ủy, phục vụ kịp thời việc khai thác, chỉ đạo, trao đổi thông tin của cơ quan Đảng được thuận lợi, nhanh chóng, rút ​​ngắn thời gian xử lý công việc.

Tuy nhiên, theo ông Ứng, bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác Đảng trong quận vẫn gặp một số khó khăn, như đường truyền chưa thông suốt, vẫn còn tình trạng lỗi phần mềm trong quá trình sử dụng gây ảnh hưởng tới công tác triển khai, thực hiện nhiệm vụ. Do đó, cần phải có phương án nâng cấp, đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin.

Kỳ cuối: Chuyển đổi số và những thách thức

Cũng chia sẻ về khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác Đảng, theo ông Đinh Nguyên Mạnh - Phó Trưởng ban Tổ chức Quận ủy Đống Đa, hiện nay, nhiều chi bộ tổ dân phố thuộc đảng bộ phường trên địa bàn quận gặp một số khó khăn, như nhà sinh hoạt cộng đồng nơi diễn ra cuộc họp chi bộ chưa được trang bị hạ tầng công nghệ thông tin như máy tính, mạng Internet để vận hành phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và phục vụ truy cập các ứng dụng khác. Một số đồng chí bí thư chi bộ lớn tuổi gặp nhiều hạn chế trong việc thao tác, tiếp cận và cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin, một số ít phải nhờ đến hỗ trợ.

Bên cạnh đó, khoảng 6.000 đảng viên của quận thuộc diện đảng viên miễn sinh hoạt Đảng, trong đó có khoảng 2.000 đảng viên tuổi quá cao, sức quá yếu, không có điện thoại thông minh, khó tiếp cận với các thông tin của chi bộ.

Trước tình trạng trên, ông Mạnh cho biết Ban Thường vụ xác định ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ quan trọng trong thời đại 4.0. Do vậy đã tích cực đầu tư, đồng bộ cơ sở hạ tầng theo Đề án công nghệ thông tin của quận để có cơ sở, nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đảng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng Đảng.

Kỳ cuối: Chuyển đổi số và những thách thức

Trong quá trình triển khai ứng dụng phần mềm “Sổ tay điện tử đảng viên”, Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo quyết liệt; các cấp ủy cơ sở Đảng trực thuộc Quận ủy đã chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức thực hiện, từ việc phối hợp với Quận đoàn Đống Đa thành lập đội xung kích bao gồm đoàn thanh niên, cảnh sát khu vực, cán bộ công chức phường... để huy động lực lượng thanh niên trẻ hỗ trợ các đảng viên cao tuổi cài đặt, đăng ký tài khoản đến việc hướng dẫn cụ thể cách thức truy cập thông tin, ứng dụng phần mềm trong sinh hoạt chi bộ hằng tháng.

Với nhiều đảng viên tuổi cao, các chi bộ có phương án để người trong gia đình đảng viên (vợ, con) được tiếp cận các thông tin của chi bộ (lịch họp, nộp đảng phí, kê khai Huy hiệu Đảng khi đủ điều kiện, kiểm tra thẻ Đảng...) để hỗ trợ.

Đồng thời thực hiện kiểm tra giám sát thường xuyên, thống kê lịch họp chi bộ, chuyên đề theo tháng để đôn đốc kịp thời. Đưa và tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm và xét tặng phân loại chi bộ 4 tốt…

------o0o------

Nội dung: Lê Thắm - Thiết kế: T. An