-->
Multimedia
31/07/2023 11:16
Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá

31/07/2023 11:16

Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, thay vì những khái niệm chung chung về thế mạnh, tiềm năng, chúng ta cần phải làm bài bản để tạo ra các bước đột phá đưa công nghiệp văn hóa trở thành một trong những mũi nhọn của ngành Du lịch, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Thành phố.
Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá
Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá
Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, thay vì những khái niệm chung chung về thế mạnh, tiềm năng, chúng ta cần phải làm bài bản để tạo ra các bước đột phá góp phần đưa công nghiệp văn hóa trở thành một trong những muỗi nhọn của ngành Du lịch, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Thành phố.
Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá
Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá

Hà Nội là vùng tài nguyên di sản giàu có nhất, đa dạng nhất của quốc gia. Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử - văn hóa, 1.792 di sản văn hóa phi vật thể; 1.206 lễ hội, có 1.320 làng nghề và hơn 1.500 làng nghề có nghề. Hà Nội cũng là nơi có nhiều thiết chế văn hóa nhất cả nước. Có thể thấy, Hà Nội có quá nhiều lợi thế để có thể biến những tiềm năng công nghiệp văn hóa trở thành của cải. Các chuyên gia cho rằng, cần một cú hích để công nghiệp văn hóa thực sự có giá trị thúc đẩy sự phát triển, trong đó có mũi nhọn là khai phá những “mỏ vàng” di sản.

Tuy nhiên, hiện tại thì Hà Nội chưa có một quần thể du lịch tầm cỡ, khách đến thăm Thủ đô chỉ loanh quanh các khu phố cổ, một số di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, trong đó có những khu cũng thu vé, nhưng tính ra con số là vô cùng nhỏ bé. Nguồn thu lớn nhất từ quần thể chùa Hương, nhưng tính ra so với quy mô nguồn thu ngân sách vẫn còn vô cùng nhỏ.

Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá

Bởi thế, ngoài những công trình, di tích, di sản văn hóa hiện có cần bảo tồn để giữ gìn cho muôn đời sau, chúng ta phải tạo ra được những chuỗi, trục, cực phát triển nền các di sản để thu hút đầu tư. Di sản dù giá trị đến mấy, vẫn mới chỉ là “tài nguyên”. Muốn tạo nên sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch thì cần biến giá trị di sản đó thành sản phẩm. Nếu biết bảo tồn và khai thác, chúng ta còn có thể biến di sản văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, một ngành kinh tế mũi nhọn.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, Hà Nội có nhiều tiềm năng, lợi thế được đối tác, du khách trong nước và quốc tế quan tâm. Hiện Thủ đô được tư vấn nên tập trung thực hiện 4 nhóm phát triển công nghiệp văn hóa, gồm: Làng nghề truyền thống; Nghệ thuật biểu diễn; Du lịch văn hóa và Giáo dục sáng tạo trong nhà trường. Các nhóm phát triển này phần lớn đều có thể dựa trên “nguồn vốn” dồi dào là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá

Công nghiệp văn hóa có vai trò mở ra cơ hội, tạo việc làm, thúc đẩy phát triển những giá trị văn hóa mới, thúc đẩy sáng tạo và tài năng đem lại sự giàu có cho cá nhân và xã hội. Ngành công nghiệp văn hoá phát triển tạo ra công ăn việc làm, phân bố lại lao động một cách đa dạng hơn, hợp lý hơn, từ những việc làm truyền thống đòi hỏi nhiều kỹ năng đặc thù tới những nghề nghiệp phải đào tạo kỹ thuật chuyên sâu như các lĩnh vực truyền thống hiện đại và gián tiếp tạo ra việc làm thông qua sự phát triển đồng hành với ngành công nghiệp khác trong quá trình sản xuất sản phẩm văn hóa.

Ở Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo đang ngày càng tăng nhanh do quy mô phát triển nhanh và mạnh của những ngành này trong những năm qua, theo đó, số người lao động hoạt động trực tiếp và gián tiếp cho các doanh nghiệp này cũng như số lượng những người hoạt động văn hóa và sáng tạo tự do hoặc như một nghề thứ hai cũng đang tăng nhanh.

Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá rằng, hiện nay, khối tư nhân khá e dè rót vốn vào lĩnh vực văn hóa. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, thu hút đầu tư PPP cho phát triển công nghiệp văn hoá là đỏi hỏi cấp thiết từ cuộc sống.

Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá
Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá

Ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông cho rằng, chủ trương thí điểm thu hút đầu tư PPP phát triển công nghiệp văn hoá là tiền đề khơi thông các nguồn lực tài chính, tạo động lực thúc đẩy ngành văn hoá trở thành ngành công nghiệp có hiệu quả cao về kinh tế, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.

“Trong phát triển công nghiệp văn hoá, thiếu nguồn lực tài chính là đúng, song tôi cho rằng, chúng ta đang thiếu tư duy sáng tạo để phục vụ hoạt động kinh doanh, tư duy kinh doanh để tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư tư nhân. Vì vậy, dù có nguồn lực tài nguyên văn hóa phong phú và giàu tiềm năng nhưng chúng ta chưa khai thác tốt trong khi ở các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản… ngành công nghiệp này đã phát triển rất mạnh”, ông Đồng khẳng định.

Theo ông Đồng, công nghiệp văn hoá hiểu về bản chất là ngành kinh doanh sáng tạo, ngoài nguồn lực cần có ý tưởng và sự nhanh nhạy với thị hiếu tiêu dùng hiện đại để phục vụ du khách. Song rào cản lớn nhất để thu hút nguồn lực tư nhân hiện nay là ranh giới chưa rõ ràng trong việc tự do sáng tạo với các yếu tố đảm bảo thuần phong mỹ tục, đảm bảo không xung đột với các giá trị truyền thống văn hoá.

Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá

Để khuyến khích tự do sáng tạo đồng thời ngăn ngừa kịp thời các yếu tố xấu, độc hại, các cơ quan chức năng cần có công cụ quản lý phù hợp như phân loại theo đối tượng, độ tuổi; giới hạn theo nội dung, có khuyến nghị bảo vệ người dân… Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang lúng túng trong việc tháo nút thắt này.

Ông Đồng cũng cho rằng, để thu hút đầu tư PPP vào ngành công nghiệp văn hoá, cần thiết áp dụng cơ chế thí điểm ở một số lĩnh vực thế mạnh. Lựa chọn PPP cần được thực hiện trên cơ sở đánh giá tài nguyên văn hoá; tính toán và lựa chọn thứ tự ưu tiên xem ngành nào có tiềm năng thu hút tư nhân, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp.

“Tôi cho rằng, khi đã thực hiện thí điểm thu hút đầu tư PPP, cần xác định đây là ngành kinh doanh, các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực này là doanh nghiệp bình thường và tuân thủ quy định đặc thù cho ngành kinh doanh đó. Vai trò của Nhà nước là quản lý rủi ro, ngăn ngừa tác động, tác hại từ những nội dung bạo lực, nhạy cảm theo lứa tuổi, khả năng tiếp cận công chúng. Đó mới là cách quản lý hiệu quả”, ông Đồng nói.

Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá

PGS, TS Hoàng Văn Hoan - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Dự thảo Chiến lược phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 do Hội đồng Anh (British Council) tại Việt Nam phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu, khảo sát và công bố đã chỉ ra 5 điểm mạnh chính của ngành công nghiệp văn hóa. Đó là một nền văn hóa giàu có, độc đáo và đa dạng được hình thành qua nhiều thế kỷ. Tài năng sáng tạo của con người. Một lịch sử quyết liệt của sự thích ứng và cải tổ. Giá trị gia tăng đối với du lịch, sản xuất, đầu tư hướng đến trong nước và cạnh tranh khu vực. Sự tận tâm với chiến lược từ Chính phủ, từ khắp các cơ quan nhà nước và các đối tác chính.

Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá

Bên cạnh đó, có 5 điểm yếu cơ bản: Quản trị nhà nước, quản lý và các mô hình đầu tư không phù hợp cho mục đích phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp văn hóa. Thiếu hụt các kỹ năng và quản lý; cộng với sự yếu kém tổng thể về giáo dục mang tính sáng tạo. Các cơ chế thích hợp cho thành công của công nghiệp văn hóa chưa được vận hành. Các mạng lưới làm việc trong lĩnh vực yếu với mức độ hợp tác và đối tác thấp. Thị trường nội địa và quốc tế cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam còn kém phát triển.

Chuyên gia cũng chỉ ra 5 cơ hội quan trọng, trong đó: Thiết lập thị trường nội địa và quốc tế rộng lớn cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam. Đổi mới cách thức tiếp cận về quản trị nhà nước, đầu tư và luật định cho ngành công nghiệp văn hóa để Việt Nam có được một nền kinh tế hiện đại trong văn hóa. Thiết lập văn hóa của sự tuyệt hảo và đổi mới ở khắp tất cả các phân ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Thành lập một tập hợp của các tổ hợp sáng tạo chất lượng cao và các mạng lưới làm việc trong công nghiệp văn hóa. Định vị các ngành công nghiệp văn hóa như là nhân tố chính để bổ sung giá trị trong các lĩnh vực khác - ví dụ như, công nghệ về du lịch văn hóa và sản xuất.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, vai trò của vốn đầu tư càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo Nghị quyết số 40/2021/QH15 của Quốc hội về việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2022, tỷ lệ ngân sách dành cho văn hóa và thông tin chỉ chiếm 0,9% tổng ngân sách được phân bổ. Phần lớn nguồn vốn công dành cho hoạt động sự nghiệp, tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển còn thấp…

Thay vì đưa tất cả các di sản vào khái niệm phát triển công nghiệp văn hóa và xem việc thu vé một số di sản, cảnh quan là nguồn thu, đã đến lúc chúng ta cần phân định các loại hình di sản gắn với chuỗi không gian để quy hoạch bài bản và mời gọi các nhà đầu tư, trong đó có mô hình PPP, khi đó mới có thể định hình công nghiệp văn hóa. Và công nghiệp văn hóa mới trở thành cực của ngành Du lịch đóng góp vào sự phát triển kinh tế Thủ đô.

Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá
Bài cuối: Kỳ vọng vào sự đột phá
Nội dung: Bảo Thoa - Đồ họa: Đức Hà
Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

Là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa, Hà Nội đặt mục ...

Bài 2: Khai thác thế mạnh “kiềng ba chân” từ hợp tác công tư, tại sao không? Bài 2: Khai thác thế mạnh “kiềng ba chân” từ hợp tác công tư, tại sao không?

Chuỗi di sản trục sông Hồng, chùa Hương; Sơn Tây - Ba Vì xét trên bản đồ di sản, văn hóa, du lịch giống như ...