![]() | Huyện Ba Vì: Cụm thi đua khối doanh nghiệp tổng kết hoạt động |
![]() | Không để trây ỳ nợ đóng bảo hiểm xã hội |
![]() | Từ 1/7/2020: Tăng lương cơ sở, trợ cấp bảo hiểm xã hội |
Theo đó, đối tượng áp dụng của Thông tư số 18/2019/TT-BLĐTBXH là: Huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước và không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là huấn luyện viên, vận động viên).
![]() |
Đối tượng áp dụng của Thông tư số 18/2019/TT-BLĐTBXH là huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển quốc gia... Ảnh: CMT |
Về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì tiếp tục tham gia bảo hiểm theo hợp đồng làm việc tại cơ quan quản lý.
Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: Nếu đã tham gia bảo hiểm thì tiếp tục tham gia tại cơ quan quản lý. Đồng thời, cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm thông báo cho cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên về số tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đối với huấn luyện viên, vận động viên và số tiền đóng thuộc trách nhiệm của huấn luyện viên, vận động viên để cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chuyển trả như sau: 50% số tiền đóng bảo hiểm nếu thời gian tập trung tập huấn, thi đấu trong tháng ít hơn hoặc bằng 50% số ngày làm việc bình thường của tháng; 100% số tiền đóng bảo hiểm nếu vượt số ngày này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên, cơ quan sử dụng có trách nhiệm chuyển số tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của mình.
Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên không thuộc đối tượng gia bảo hiểm thì cơ quan sử dụng có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho huấn luyện viên, vận động viên theo quy định của pháp luật.
Về hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Huấn luyện viên, vận động viên ốm đau, thai sản trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu thì được hưởng đầy đủ các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Huấn luyện viên, vận động viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên kịp thời sơ cứu, cấp cứu và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị; thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định; bồi thường hoặc trợ cấp và giới thiệu giám định y khoa; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt, vẫn được cơ quan sử dụng trả đủ lương, tiền hỗ trợ theo quy định khi phải nghỉ tập huấn, thi đấu trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Trường hợp hết thời gian tập huấn, thi đấu mà huấn luyện viên, vận động viên vẫn phải tiếp tục nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh trong thời gian tập huấn, thi đấu thì cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên tiếp tục trả đủ tiền lương, tiền hỗ trợ quy định tại Điều 3 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP cho huấn luyện viên, vận động viên cho đến khi điều trị ổn định, nhưng tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
B.Duy
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/che-do-bao-hiem-xa-hoi-voi-huan-luyen-vien-van-dong-vien-the-thao-99782.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này