![]() | Hà Nội: Hơn 400.000 người lao động bị vi phạm quyền lợi bảo hiểm xã hội |
![]() | Từ 1/7: Hà Nội tăng thêm 7,19% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội |
Tại lễ công bố, đại diện Thanh tra Hà Nội, bà Trương Thị Kim Anh - Phó Trưởng phòng Thanh tra 4 - Thanh tra thành phố, Trưởng đoàn Thanh tra đã công bố Quyết định số 2878/QĐ-TTTP về việc cử 4 đoàn thanh tra, với sự tham gia của cán bộ của các cơ quan: Thanh tra Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, LĐLĐ và BHXH Thành phố.
Về nội dung thanh tra, bà Trương Thị Kim Anh cho biết, đoàn sẽ nắm bắt về tình hình sử dụng lao động; công tác thu nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; việc chốt và trả sổ cho người lao động… Tuy nhiên, trường hợp các đơn vị được thanh tra tự giác chấp hành nộp đầy đủ tiền nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, sẽ giao Tổ trưởng Tổ thanh tra lập Biên bản về việc nộp tiền khắc phục nợ, việc sử dụng, kê khai lao động trong quyết toán thuế thu nhập cá nhân và báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, giải quyết có thể cho dừng thanh tra, kiểm tra tại đơn vị.
![]() |
Đại diện các doanh nghiệp ký vào Quyết định thanh tra do Thanh tra Hà Nội ban hành. |
Phát biểu tại lễ công bố Quyết định thanh tra, Phó Giám đốc BHXH TP Hà Nội Vũ Đức Thuật cho biết: Qua theo dõi, trên địa bàn thành phố còn một số đơn vị để tình trạng chậm đóng BHXH, một số đơn vị trốn đóng BHXH. Phân tích thêm về tình trạng chậm đóng BHXH, ông Thuật cho biết: Hằng tháng sau khi thanh toán tiền lương, tiền công, đơn vị phải trích nộp tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động, nếu để kéo dài trên 1 tháng được xem là chậm đóng. Trường hợp một số đơn vị đóng tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp không đủ số lao động hiện có được xem là hiện tượng trốn đóng. Tương tự, một số đơn vị đăng ký đóng đủ số người, nhưng mức tiền đăng ký đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp thấp hơn so với mức tiền lương, tiền công - đây cũng là hiện tượng trốn đóng.
Theo Phó Giám đốc BHXH Hà Nội, những doanh nghiệp, đơn vị trong diện thanh tra lần này dù ít, dù nhiều đều có dấu hiệu vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Không những thế, còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến an sinh xã hội, an ninh- chính trị trên địa bàn Thủ đô.
Ông Vũ Đức Thuật cho biết: Qua theo dõi, số tiền nợ BHXH trên toàn thành phố hiện trên 1.000 tỷ đồng, ảnh hưởng đến quyền lợi của hơn 400.000 người lao động, khiến các chế độ ngắn hạn của người lao động như: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động không được giải quyết, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng, chưa kể đến các chế độ dài hạn hoặc người lao động có nhu cầu chốt sổ, chuyển công tác...
Từ thực tế trên, Phó Giám đốc BHXH TP Hà Nội nhấn mạnh: Việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động đã được quy định trong Luật, kèm theo chế tài xử lý, nhẹ thì xử phạt hành chính, nặng thì xem xét xử phạt hình sự. Vi vậy, đề nghị các doanh nghiệp, đơn vị nghiêm túc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, để họ yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.
Bảo Duy
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/no-dong-tien-bao-hiem-xa-hoi-bao-nhieu-don-vi-se-phai-thanh-tra-93132.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này