![]() | Công nghệ số sẽ làm thay đổi thị trường bán lẻ ra sao? |
![]() | Nhiều hoạt động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” |
![]() | Doanh nghiệp đồng hành tri ân người tiêu dùng |
![]() |
Các quốc gia cùng chung tay ngăn chặn hàng giả, hàng nhái bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng |
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh, thực phẩm, thức uống, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng nhanh là những mặt hàng thiết yếu trong đời sống của con người, khi các mặt hàng này có xuất xứ không rõ ràng, giả mạo, không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ngộ độc trực tiếp cho con người. Bên cạnh đó, các mặt hàng giả mạo, không rõ xuất xứ còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất chân chính.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng cho biết, sự chia sẻ từ các quốc gia, các chuyên gia thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ sẽ là kinh nghiệm, bài học quý cho các quốc gia trong đó có Việt Nam trong việc thực hiện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa đưa ra nước ngoài theo hướng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa đã được cấp chứng nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Hội thảo chống hàng giả hàng nhái có sự tham dự của hơn 100 diễn giả và đại biểu đến từ các quốc gia thành viên ASEAN cùng Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Mông Cổ, Pakistan, Sri Lanka, Đông Timor và các quốc gia khác ở Trung Đông và Nam Thái Bình Dương. Các quan chức hải quan, bảo vệ người tiêu dùng, thực thi pháp luật cũng như đại diện các công ty đa quốc gia như Coca Cola, L'Oreal, Procter & Gamble, PepsiCo, Pfizer, and Johnson & Johnson đã cùng tham dự hội thảo.
Ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hàng giả hàng nhái hiện chiếm 3,3% thương mại toàn cầu và xu hướng này càng ngày càng gia tăng. Hội thảo được tổ chức nhằm kết nối nỗ lực của các ngành và chính phủ, phát triển và thực thi các chiến lược ngăn chặn buôn lậu hàng tiêu dùng giả mạo và bảo vệ người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia Hoa Kỳ, không chỉ đồ uống, thức ăn nhanh, các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu rất cần danh tiếng ở nước ngoài, càng giao thương nhiều càng phải đảm bảo danh tiếng của mình đối với hàng hóa xuất khẩu. Xây dựng được danh tiếng rất mất nhiều thời gian, nhưng việc mất danh tiếng rất nhanh nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội.
Thực tế tại Việt Nam việc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái qua biên giới hiện nay rất khó khăn. Ngoài các lô hàng lớn đi đường biển, những lô hàng giả, hàng nhái quy mô nhỏ lẻ đi đường bưu điện, chuyển phát nhanh qua đường hàng không cũng phát triển khá nhiều, rất khó cho việc kiểm tra, khám xét hàng giả.
Vì vậy rất cần sự phối với các quốc gia để nhận biết, phát hiện, ngăn chặn. Từ phía các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp cần phải đầu tư ứng dụng công nghệ để hỗ trợ cho người tiêu dùng phát hiện hàng giả, hàng nhái sản phẩm của doanh nghiệp mình…
Đỗ Đạt
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/cac-quoc-gia-chung-tay-ngan-chan-hang-gia-bao-ve-nguoi-tieu-dung-89542.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này