![]() | Nhiều thôn nữ bị lừa bán sang Trung Quốc |
![]() | Cảnh giác trước những chiêu lừa đảo |
![]() | Giả “chạy việc”, nữ quái lừa đảo hàng chục tỷ đồng |
Theo cáo trạng, mặc dù không có nghề nghiệp nhưng Nguyễn Thị Bích Hồng thường giả vờ mình là người thành đạt và khoác lác là có quan hệ rộng, có khả năng xin việc xin học vào các trường ngành công an. Tin lời nữ bị cáo này, nhiều người đã đưa hồ sơ xin học, xin việc và tiền cho Hồng.
Cụ thể, theo tài liệu điều tra, năm 2015, thông qua mối quan hệ xã hội, Hồng nói với chị Phạm Thị Hà Giang (SN 1982, ở Nguyễn Xiển, Hoàng Mai, Hà Nội) là bản thân đang công tác tại Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Với chị Lê Thị Minh Hiền, Hồng nói mình công tác tại Trường Trung cấp Y dược tư thục Hà Nội…
![]() |
Bị cáo Nguyễn Thị Bích Hồng tại tòa |
Quá trình quen biết những người trên, Hồng “quảng cáo” nói có mối quan hệ rộng, quen biết nhiều lãnh đạo Bộ Công an, có khả năng xin được việc, xin học, xin vào biên chế trong ngành công an. Tưởng Hồng có khả năng nêu trên nên khi người chị họ có nguyện vọng xin cho hai con vào công tác trong ngành công an, chị Giang đã giới thiệu cho hai người quen nhau.
Do không sinh sống tại Hà Nội, chị Hiền đã nhờ chị Giang đứng ra trao đổi thông tin với Hồng. Chị Giang nhờ Hồng xin cho hai con của chị Hiền một người vào công tác tại Cục Anh ninh mạng – Bộ Công an, người còn lại đi nghĩa vụ công an. Hồng đồng ý, sau đó báo giá cho chị Giang chi phí là 800 triệu đồng cho hai trường hợp nêu trên, chuyển trước 350 triệu đồng, khi nào xong việc sẽ chuyển số còn lại.
Nhận tiền đặt cọc xong, Hồng không thực hiện như cam kết, tiếp tục yêu cầu chị Giang giao nốt số tiền còn lại. Tuy nhiên, chị Giang không đồng ý, sau đó, chị Giang yêu cầu Hồng trả lại tiền do chị nghi ngờ Hồng lừa đảo. Bị đòi tiền nhiều lần, trong năm 2016, Hồng mới trả chị Giang được 130 triệu đồng.
Ngoài lừa chị Giang, Hồng còn lừa nhiều người khác. Ngày 15/12/2016, Công an TP Hà Nội phát hiện, bắt quả tang Hồng đang có hành vi nhận tiền của một người phụ nữ khi chị này đưa tiền cho Hồng để xin cho con trai vào biên chế lực lượng công an.
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Hồng, lực lượng chức năng thu giữ 13 bộ hồ sơ xin việc, 3 bộ thẩm tra lý lịch xin vào ngành công an… Biết tin, ngày 9/1/2017, chị Giang làm đơn tố cáo Hồng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền 220 triệu đồng thông qua hình thức xin việc.
Quá trình điều tra xác định, từ năm 2015 đến năm 2016, Hồng đã nhận tiền của 3 người để xin việc cho 6 trường hợp với tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng. Trong đó có những trường hợp người phụ nữ này “hô” giá từ 500 – 600 triệu đồng/suất.
H.C
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/nu-quai-linh-an-vi-lua-dao-chay-vao-nganh-cong-an-82054.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này