Hoàn thiện đề cương tài liệu hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ

15:07 | 19/09/2018
Thực hiện mục tiêu của Nhà nước về việc hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, mới đây, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện đề cương tài liệu hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ ở Việt Nam”  nhằm lấy ý kiến đóng góp tài liệu, đồng thời thống nhất quan điểm về hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ ở Việt Nam.  
hoan thien de cuong tai lieu ho tro phuc hoi chuc nang cho tre em tu ky Khi phát hiện trẻ tự kỷ: Điều trị càng sớm càng tái hòa nhập nhanh
hoan thien de cuong tai lieu ho tro phuc hoi chuc nang cho tre em tu ky Đừng than trách bản thân khi con bị tự kỷ
hoan thien de cuong tai lieu ho tro phuc hoi chuc nang cho tre em tu ky Bác sĩ Đỗ Thúy Lan được vinh danh giải thưởng Tầm nhìn HIWC 2017

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, hiện Việt Nam chưa có một bộ tài liệu chuẩn để giáo dục trẻ tự kỷ. Hiện nay, để dạy một trẻ tự kỷ, mỗi gia đình, phụ huynh lại có một cách thức trị liệu khác nhau, tùy vào điều kiện của từng gia đình. Ở những thành phố lớn, bố mẹ không có thời gian dành cho con mà giao phó việc trị liệu cho nhà trường, người giúp việc. Trong khi đó, các nhà trường cũng có nhiều biện pháp trị liệu khác nhau. Do vậy, cả nước cần có một giáo trình thống nhất để dạy trẻ tự kỷ.

hoan thien de cuong tai lieu ho tro phuc hoi chuc nang cho tre em tu ky
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, sau khi nghe Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) trình bày dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam", Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, Khoa học tâm lý – Giáo dục Hừng Đông đã báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu cần thiết ra đời bộ tài liệu về hỗ trợ trẻ em tự kỷ ở Việt Nam.

Cũng tại hội thảo, Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Trần Văn Công (Đại học Quốc gia Hà Nội) và PGS.TS. Nguyễn Xuân Hải - Khoa giáo dục đặc biệt (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cùng nhóm chuyên gia đã trình bày nội dung cần thiết cho tài liệu hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ ở Việt Nam.

Thông tin từ hội thảo cho biết, với triết lý "lợi ích xã hội vào lợi ích doanh nghiệp” cùng mong muốn hỗ trợ trẻ tự kỷ, nhất là trẻ tự kỷ có hoàn cảnh đặc biệt, thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Công ty PNJ đã đồng khởi xướng và tài trợ cho dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam", tổng kinh phí dành cho dự án là 10 tỷ đồng thực hiện trong 5 năm (từ năm 2018 – 2022).

Mục tiêu của dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" đề xuất tập trung vào 5 mục tiêu cơ bản: Biên tập và phát hành bộ tài liệu chuẩn về hỗ trợ trẻ em tự kỷ ở Việt Nam; Đào tạo nâng cao năng lực 100 cán bộ nòng cốt (giảng viên nguồn) về tuyên truyền và hỗ trợ trẻ em tự kỷ; Phổ biến kiến thức về tự kỷ cho 10.000 cha, mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em tự kỷ, người làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và cộng đồng; Hỗ trợ 10.000 giáo viên, cán bộ dự án, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tiếp cận và chuẩn hóa kiến thức về tự kỷ tại Việt Nam; Thông qua kết quả phổ biến kiến thức có khoảng 4.000 trẻ em tự kỷ được hưởng lợi gián tiếp từ dự án để hòa nhập cộng đồng;

hoan thien de cuong tai lieu ho tro phuc hoi chuc nang cho tre em tu ky
Giáo dục trẻ tự kỷ cần có bộ tài liệu chuẩn. Ảnh minh họa. Nguồn Hà Nội mới.

Dự kiến, sau khi dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" sẽ có bộ tài liệu chuẩn về hỗ trợ trẻ em tự kỷ ở Việt Nam được ban hành; 100 cán bộ nòng cốt được đào tạo về tuyên truyền và hỗ trợ trẻ em tự kỷ; 10.000 cha, mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em tự kỷ, người làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và cộng đồng được phổ biến kiến thức về tự kỷ; 10.000 giáo viên, cán bộ dự án, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tiếp cận với các kiến thức được chuẩn hóa về trẻ em tự kỷ tại ở Việt Nam.

Thông qua kết quả phổ biến kiến thức có khoảng 4.000 trẻ em tự kỷ được hưởng lợi gián tiếp từ dự án để hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, dự án sẽ tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng để giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử dành cho trẻ tự kỷ và gia đình các cháu, tăng cường sự quan tâm trách nhiệm, hỗ trợ của các cấp chính quyền và cộng đồng với gia đình có trẻ tự kỷ trong hoạt động can thiệp, hỗ trợ trẻ em tự kỷ; tăng cường sự hợp tác giữa Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các nhà chuyên môn, cộng đồng tại địa phương trong việc nâng cao năng lực về tổ chức hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỷ nhằm mang lại cuộc sống trọn vẹn, ý nghĩa cho trẻ em tại cộng đồng. Thông qua các chiến dịch truyền thông mở rộng dưới hình thức truyền thanh, truyền hình các gia đình có trẻ em tự kỷ và cộng đồng xã hội được hiểu biết, nâng cao nhận thức và trang bị một số kiến thức cơ bản về trẻ em tự kỷ.

Phạm Diệp

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này