![]() | Trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đảng viên lão thành huyện Thường Tín |
![]() | Gặp gỡ hai cha con cùng dự Đại hội XVI Công đoàn Thủ đô |
![]() | Một nhiệm kỳ xứng đáng với niềm tin của người lao động |
Huyện Thường Tín có 126 làng cổ, đều có nghề truyền thống. Trong đó có 48 làng được công nhận làng nghề. Tiêu biểu là các nghề: tiện gỗ ở Nhị Khê, bánh dày ở Quán Gánh, xã Nhị Khê; sơn mài ở Duyên Thái; thêu ở Quất Động; điêu khắc ở xã Hiền Giang; xương sừng Thụy Ứng, xã Hoà Bình; bông len ở Trát Cầu, xã Tiền Phong; mộc cao cấp ở Vạn Điểm; sinh vật cảnh ở Hồng Vân; cây cảnh ở Vân Tảo…
Trong những năm qua, quá trình phát triển Làng nghề truyền thống gắn liền với quá trình phát triển nông thôn, đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín, đời sống người lao động từng bước được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, … góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
![]() |
Cơ giới hóa nông nghiệp để phát triển kinh tế nông thôn. (ảnh N.C) |
Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, huyện đã xây dựng được 3 Khu công nghiệp Bắc Thường Tín, Phụng Hiệp, KCN thuộc đô thị vệ tinh Phú Xuyên với tổng diện tích 603,88 ha; xây dựng và hoàn chỉnh 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 255,50 ha (gồm Duyên Thái, Hà Bình Phương, Liên Phương, HABECO, Quất Động, Ga Lưu Xá) và 1 Nhà máy Bia Châu Á Thái Bình Dương.
Ngoài ra, huyện còn chú trọng, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao), chế biến nông sản công nghệ hiện đại; phát triển công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, điện tử tin học..., hỗ trợ công nghiệp làng nghề tại địa phương.
Về thương mại – dịch vụ, huyện Thường Tín có hệ thống các chợ đa dạng, 1 chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ - xã Lê Lợi, Chợ Vồi - xã Hà Hồi, chợ đầu mối nông sản tổng hợp, trung tâm mua sắm cấp vùng... Đối với hệ thống chợ hiện có, huyện đã xây dựng kế hoạch xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, xây dựng chợ mới, phù hợp quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học. Đảm bảo an ninh lương thực, tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao; Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp theo hướng công nghiệp (lợn, gia cầm); tiếp tục thực hiện tốt “dồn điền, đổi thửa” tạo ra những vùng chuyên canh quy mô lớn như lúa, rau an toàn, hoa, cây ăn quả...
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện 6.538 ha trông đó đất trồng lúa: 5.265ha, đất trồng cây hàng năm 916ha, đất nuôi trồng thủy sản: 1.167ha. Trong những năm qua các cấp, các ban ngành đoàn thể huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bằng các chương trình, kế hoạch, biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp nên kết quả năm 2016 giá trị trên đơn vị diện tích canh tác đạt 120 triệu đồng/ha.
Cơ cấu nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 47,2% so với năm 2011 chiếm 43,9% cơ cấu ngành nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tiếp tục được triển khai tích cực hiệu quả, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: lúa hàng hoá tập trung tại xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên...; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú...; vùng cây ăn quả tại xã Chương Dương, Tự Nhiên...; vùng nuôi trồng thuỷ sản tại xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến...
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được tăng áp dụng vào sản xuất như canh tác lúa cải tiến SRI, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt nên không phát sinh gây hại lớn trên đồng ruộng; đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cuộc sống cho nông dân nông thôn.
Bảo Thoa
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/huyen-thuong-tin-kinh-te-phat-trien-ben-vung-sau-10-nam-77379.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này