“Muối của rừng”:

Cuộc “đối thoại” giữa các nghệ sỹ Việt – Hàn

10:33 | 06/07/2018
25 tác phẩm hội họa, băng hình và nghệ thuật bài trí của các nghệ sĩ Hàn Quốc và Việt Nam đã có mặt tại Triển lãm “Muối của rừng”, diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam từ ngày 4 đến 25/7. Triển lãm giới thiệu một góc nhìn về sự biến đổi nhanh chóng của xã hội trong 30 năm qua dưới mắt nhìn của các nghệ sĩ trẻ tuổi của 2 nước.
tin nhap 20180706084131 Thế giới sắc màu của "Tranh Hoa đất Việt - Hàn"
tin nhap 20180706084131 Khánh thành vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt – Hàn
tin nhap 20180706084131 Bộ phim “Tuổi thanh xuân” phát sóng tại Hàn Quốc

Chủ đề của triển lãm được mượn tên từ một truyện ngắn của nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Thiệp mang tên “Muối của rừng”. Theo đó, trong câu chuyện có một loài hoa màu trắng như muối, 30 năm mới nở một lần, ai thấy được hoa này sẽ có được hòa bình và thịnh vượng. Cảm xúc và ý nghĩa từ câu chuyện này đã dẫn dắt các nghệ sỹ đến với ý tưởng về chuỗi triển lãm mang tên “Muối của rừng” với nhiều câu chuyện đương đại được kể bằng những tác phẩm nghệ thuật.

Trên những tác phẩm của mình, các nghệ sỹ trẻ tuổi của Việt Nam và Hàn Quốc đã tập trung vào sự biến đổi xã hội trong vòng 30 năm qua. Họ tiếp cận những biến đổi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách thành thực và phóng khoáng, đồng thời các nghệ sỹ còn thể hiện mối quan tâm đến tự nhiên, những câu chuyện truyền thuyết, truyền thống, dân tộc thiểu số, ký ức và tình cảm.

tin nhap 20180706084131
Triển lãm thu hút nhiều người yêu nghệ thuật đến nghiên cứu và thưởng thức. (ảnh: Bảo Thoa)

Nghệ sỹ Nguyễn Phương Linh đã chứa đựng hình ảnh ngành nông nghiệp trồng trọt cây cao su ở khu vực Nam Trung Bộ trong những thước phim, thể hiện bằng hình ảnh được vẽ bằng đất. Còn nghệ sỹ Hàn Quốc Kim Bo Min quan tâm đến “hình ảnh hàm chứa câu chuyện” và đã tìm kiếm truyền thuyết, sự biến đổi của bản đồ hay đô thị, vẽ những câu chuyện đó thành bức tranh thủy mặc trầm tĩnh, êm ả. Nghệ sỹ Jo Hye Jin đã khảo sát nhữn dấu tích biên tập về lá cọ bằng nhựa được gọi là “Sorisu”, từ đó tìm ra những cấp bậc phức tạp của văn hóa, lịch sử, tư bản gắn với những sự vật bình thường, sau đó lại tháo gỡ chúng thành những mắt xích theo hình thức điêu khắc.

Cặp nghệ sỹ Lin & Lam dùng tư liệu là những bức thư ngắn ngủi được gửi mỗi lần từ những địa chỉ khác nhau của những người không thể an cư, trên nền hình ảnh nước êm ả và nền nhạc là ca khúc Việt Nam, tạo nên nhịp điệu về sự chờ đợi và gấp gáp. Yim Teong Joo sử dụng các tư liệu hình ảnh thu thập trên internet và biến hóa những vật chất cơ bản như nước, lửa thành những hình ảnh kỳ diệu và linh thiêng.

Những bức tranh của các họa sỹ trẻ thường sáng và phóng khoáng, tuy nhiên những suy ngẫm về “điều mang tính hội họa” lại không nhẹ nhàng. Lee Eun Se thể hiện những lo nghĩ chân thực đặc hữu bằng cảm giác căng thẳng mang tính hội họa trong đời sống hàng ngày. Đỗ Thanh Lãng và Nguyễn Đức Đạt dù không miêu tả hiện thực nhưng bản chất vừa linh hoạt vừa phức tạp được thể hiện rõ trên hình ảnh. Nguyễn Văn Phúc trong khi miêu tả hiện thực một cách nghiêm túc đã có thử nghiệm nghệ thuật hội họa châm biếm vô cùng nhỏ. Các họa sỹ dù không bị ám ảnh một cách nặng nề về xã hội nhưng vẫn liên tục thử nghiệm theo các hướng mói bằng sức mạnh hội họa.

25 tác phẩm hội, họa, băng hình và nghệ thuật bài trí của 13 họa sỹ Việt Nam, Hàn Quốc đã mang đến cho những người yêu nghệ thuật một cái nhìn mới lạ, hiện đại và ngập tràn cảm xúc.

Triển lãm “Muối của rừng” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc và CUC Galery tổ chức tại 36 Lý Thường Kiệt (Hà Nội), trong thời gian từ ngày 4 đến 25/7/2018. Triển lãm diễn ra nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn - Việt, đồng thời góp phần tăng cường tình hữu nghị, mở ra cơ hội cùng nhìn lại sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của cả 2 nước.

Tại buổi lễ khai mạc, ông Kim Do-Hyon, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, nhấn mạnh: “Trong vai trò Đại sứ, cá nhân tôi sẽ cố gắng thúc đẩy sự hợp tác, phát triển văn hóa giữa hai quốc gia. Không chỉ giới thiệu văn hóa đại chúng, chúng tôi sẽ cố gắng giới thiệu những sản phẩm văn hóa cao cấp của Hàn Quốc; và ngược lại giới thiệu những tác phẩm và sản phẩm văn hóa đặc sắc của Việt Nam tới công chúng Hàn Quốc”.

Bảo Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này