Khách hàng Viettel yên tâm sử dụng dịch vụ dù cáp biển APG gặp sự cố

08:38 | 01/03/2018
Đó là khẳng định của Viettel trước sự cố trên tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway xảy ra vào lúc 6h30 sáng ngày 27/2/2018, tại vị trí cách Hồng Kong 125 km làm ảnh hưởng đến dung lượng kết nối Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kong.
tin nhap 20180301063757 Viettel là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự triển lãm Mobile World Congress 2018
tin nhap 20180301063757 Viettel tại Myanmar thực hiện thành công cuộc gọi đầu tiên
tin nhap 20180301063757 Bưu chính Viettel: Mobile hóa 100% hoạt động chuyển phát

Theo Viettel, hiện tại, nhà mạng này chưa nhận được thông tin về thời gian dự kiến khắc phục sự cố này. Tuy nhiên, khách hàng của Viettel vẫn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ, kể cả giờ cao điểm bởi ngoài hướng đi Hong Kong, tuyến cáp APG vẫn hoạt động bình thường trên hướng đi Singapore. Đồng thời, Viettel cũng đang duy trì ổn định các tuyến cáp biển IA, AAG và các hướng đất liền qua Trung Quốc.

Riêng với hướng đất liền, Viettel còn có lợi thế khác là sở hữu đường vu hồi quốc tế quan trọng qua tuyến cáp trục Đông Dương, kết nối 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

tin nhap 20180301063757
Khách hàng của Viettel yên tâm sử dụng dịch vụ dù cáp biển APG gặp sự cố

Đặc biệt, ngay trước Tết Nguyên đán vừa qua, Viettel đã chính thức đưa vào khai thác tuyến cáp quang biển mới nhất là AAE-1, kết nối đi châu Âu với dung lượng ban đầu là 110G. Tuyến cáp biển này vừa giúp Viettel mở rộng mạng lưới vừa giảm sự phụ thuốc vào các kết nối ở châu Á. Tại Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp duy nhất chủ trì triển khai trạm cập bờ tuyến cáp AAE-1 tại Vũng Tàu. Cùng với tuyến Liên Á - IA, trạm cập bờ này của Viettel đang chiếm 2/3 tổng dung lượng quốc tế của cả nước.

Đại diện Viettel cũng cho biết thêm, trong thời gian tới, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng lớn về dữ liệu, phục vụ cho big data, iCloud, IoT,... Viettel xác định nhu cầu kết nối quốc tế tiếp tục tăng nhanh. Do đó, Viettel sẽ tiếp tục nâng cấp các tuyến cáp biển hiện có, hiện đại hoá đường trục Đông Dương (kết nối 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia) và tăng dung lượng qua hướng đất liền, đồng thời tìm kiếm, lựa chọn một số tuyến cáp biển mới để gia tăng dung lượng kết nối quốc tế, phục vụ khách hàng tốt hơn trước cuộc cách mạng 4.0 ở Việt Nam.

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này