Sử dụng vỉa hè, lòng đường: Thu phí bao nhiêu là vừa?

10:59 | 16/11/2017
UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình HĐND Thành phố đề xuất tăng mức phí sử dụng vỉa hè lòng đường. Dù vẫn còn một vài băn khoăn, song nhìn chung đề xuất này nhận được đồng thuận cao của các chuyên gia. Nhiều ý kiến đóng góp cho rằng điều chỉnh tăng phí hè, lòng đường là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và rất cần thiết, bởi quy định phí hiện hành đã lâu, không còn phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
thu phi bao nhieu la vua Ô tô chồm lên vỉa hè tông ô tô và 2 xe máy
thu phi bao nhieu la vua Chính quyền luôn đảm bảo đường thông, hè thoáng
thu phi bao nhieu la vua Lát vỉa hè bằng đá tự nhiên: Tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế nạn đào đường
thu phi bao nhieu la vua Quản lý sử dụng vỉa hè đảm bảo quyền ưu tiên cho người đi bộ

Tăng phí sử dụng lòng đường, vỉa hè

Phát biểu tại hội nghị góp ý “Sửa đổi, bổ sung một số loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố” do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức, Cục Phó Cục Thuế Hà Nội Thái Dũng Tiến cho biết, để đảm bảo ổn định, an sinh xã hội, đoàn liên ngành chỉ kiến nghị điều chỉnh phí sử dụng đối với mục đích để trông giữ phương tiện; các mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để kinh doanh, trung chuyển vật liệu xây dựng sẽ được giữ nguyên. Ngoài ra, đoàn cũng kiến nghị thống nhất thu theo mét vuông đối với các điểm trông giữ xe truyền thống của tất cả các đơn vị (bỏ hình thức thu theo tỷ lệ % doanh thu của Công ty TNHH MTV khai thác điểm đỗ xe tại các điểm trông giữ truyền thống ngoài quận Hoàn Kiếm). Việc làm này là nhằm đảm bảo nguyên tắc xác định mức thu phí và lệ phí là công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ trông giữ xe.

thu phi bao nhieu la vua
Xe đậu kín hai bên vỉa hè phố Trần Quốc Toản, chiếm trọn lối đi bộ của người dân.

Đại diện Cục thuế Hà Nội cũng thẳng thắng trao đổi lý do nâng mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố theo mét vuông tại các quận. Lý do được Cục phó cục Thuế Hà Nội đưa ra đó là, do thực tế hiện nay mức giá dịch vụ trông giữ xe thu cao hơn so với quy định, đơn vị tổ chức trông giữ cũng không thực hiện kê khai, nộp thuế gây thất thu ngân sách Nhà nước, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng khi thường xuyên phải xử phạt, giải trình, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Từ thực tế này, qua khảo sát liên ngành đã kiến nghị thành phố, đề xuất sửa đổi quy định tại Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND về phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố vào mục đích sản xuất, kinh doanh… theo hướng tăng lên nhiều lần so với mức hiện hành. Cụ thể, theo đề xuất ban đầu, phí lòng đường, hè phố sử dụng để trông giữ ô tô tại khu vực lõi đô thị (gồm 12 tuyến tại quận Hoàn Kiếm), trong đó có phố Nguyễn Xí, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Hàng Ngang, Hàng Đào… sẽ tăng từ mức 80.000 lên 240.000 đồng/m2/tháng (gấp 3 lần). Lòng đường, hè phố các tuyến còn lại của quận Hoàn Kiếm và các tuyến phố nằm trong khu vực đường vành đai 1 tăng từ 60.000 lên 150.000 đồng/m2/tháng. Lòng đường, hè phố các tuyến nằm trong đường vành đai 2, vành đai 3 tăng từ 45.000 đồng - 60.000 đồng lên từ 60.000 đồng – 80.000 đồng/m2/tháng.

Tương tự, phí lòng đường, hè phố sử dụng để trông giữ xe máy tại khu vực lõi đô thị (gồm 12 tuyến tại quận Hoàn Kiếm) tăng từ 45.000 đồng lên 135.000 đồng/m2/tháng; khu vực từ đường vành đai 1 đến vành đai 3 có mức tăng 45.000 đồng đến 90.000 đồng/m2/tháng… Mức phí đối với các tuyến đường, phố còn lại của các quận từ đường vành đai 3 trở ra; thị xã Sơn Tây và các huyện ngoại thành được giữ nguyên.

Tăng thu phải gắn với hiệu quả

Góp ý về vấn đề này, TS.Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho rằng nghị quyết cần làm rõ hơn một số nội dung quy định về địa điểm trông giữ xe, qua đó thể hiện được định hướng phát triển gắn với quy hoạch đô thị của thành phố.

Lý do được Cục phó cục Thuế Hà Nội đưa ra đó là, do thực tế hiện nay mức giá dịch vụ trông giữ xe thu cao hơn so với quy định, đơn vị tổ chức trông giữ cũng không thực hiện kê khai, nộp thuế gây thất thu ngân sách Nhà nước, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng khi thường xuyên phải xử phạt, giải trình, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, để tạo công bằng, cần tăng cường hơn nữa sự vào cuộc của các cơ quan chức năng xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi đỗ xe. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, đối với tình trạng lấn chiếm vỉa hè các cấp, ngành đã nhiều lần ra quân nhưng không thành công vì chúng ta chưa có giải pháp căn cơ xử lý tận gốc của vấn đề. Do đó, Thành phố cần quan tâm kỹ hơn những đề xuất cụ thể cho từng khu phố, tuyến phố để giãn mật độ, san sẻ chức năng đô thị.

Mặc dù còn một số vướng mắc, tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng góp ý thêm vì mức phí 240.000 đồng/ m2 đối với dịch vụ gửi xe ô tô ở vùng lõi đô thị vẫn còn thấp so với thực tế. Bên cạnh đó, mức phí trông giữ xe đạp và xe máy ngang bằng nhau, dẫn đến sự thiếu công bằng. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng của Thành phố cần phân tích kỹ hơn, xây dựng mức phí hợp lý hơn theo lộ trình nhất định để nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Ngoài ra, đi đôi với tăng mức thu phí, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, đặc biệt cần tăng cường vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động sử dụng lòng đường, hè phố để trông giữ phương tiện. Cần quy định thống nhất các biển biểu, mức vé cũng như mức phạt cho các đối tượng vi phạm quy định về trông giữ phương tiện.

Tuấn Dũng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này