![]() | Tri ân nhà báo - liệt sĩ, thương binh |
![]() | Báo chí làm đẹp thêm hình ảnh đất nước |
![]() | Gần 1.400 tư liệu, hiện vật được hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam |
Bảo tàng Báo chí Việt Nam được thành lập là ý nguyện của giới báo chí, của nhiều thế hệ các nhà báo, nhiều nhiệm kỳ lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam. Quá trình hình thành ý tưởng, xây dựng Đề án Bảo tàng và trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt cũng như quá trình triển khai thực hiện các dự án thành phần thuộc Đề án luôn nhận được sự quan tâm, đồng thuận, hỗ trợ tích cực của các cấp ngành, các tập thể và cá nhân các vùng miền trong cả nước.
![]() |
Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho bà Trần Thị Kim Hoa. |
Phát biểu tại Lễ công bố, thay mặt Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hồ Quang Lợi khẳng định, đây là sự kiện quan trọng, giàu ý nghĩa, là tin vui của giới báo chí và công chúng báo chí cả nước.
Ông Hồ Quang Lợi chỉ đạo, ngay sau khi thành lập, Bảo tàng Báo chí Việt Nam cần tập trung thúc đẩy hơn nữa tiến độ và kết quả thực hiện các dự án thành phần của Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được phê duyệt; tích cực đẩy mạnh hoạt động sưu tầm hiện vật tài liệu, chủ động triển khai công tác tổ chức thiết kế trưng bày, công tác tuyển dụng cán bộ và kiện toàn bộ máy tổ chức... từ đó nâng cao chất lượng hoạt động. Bên cạnh đó, cần nỗ lực đầu tư nghiên cứu, hoạch định lộ trình phát triển phù hợp, có định hướng rõ ràng, thiết thực và khoa học, sáng tạo và hiệu quả trong lĩnh vực báo chí cũng như trong công tác bảo tàng là nhiệm vụ lâu dài, cần xác định sớm ngay từ bây giờ.
Cũng tại buổi lễ, bà Trần Thị Kim Hoa - Trưởng Ban quản lý các Dự án thành phần Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được trao Quyết định là Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Kim Hoa cho biết, những bài học đầu tiên về nghề làm bảo tàng, những trải nghiệm đầu tiên trong quá trình đi và đến, những chia sẻ, hỗ trợ các các cấp, ngành, các nhà báo lão thành... đã giúp chúng tôi nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình. Cán bộ, nhân viên Bảo tàng xin hứa sẽ không ngừng nỗ lực, góp phần tích cực để Bảo tàng Báo chí Việt Nam sớm trở thành một chấm đỏ thu hút trên bản đồ bảo tàng quốc gia và khu vực.
Trong khuôn khổ Lễ công bố, Ban Tổ chức cũng trưng bày giới thiệu 152 tập lưu báo và tạp chí bản gốc và 2 tập lưu báo cắt dán “Gia Định báo” (gồm 4 quyển) và “Hoàng Sa – Trường Sa” (gồm 1.200 bài báo cắt dán) do nhà báo, nhà sưu tầm Trần Thanh Phương (TP Hồ Chí Minh) hiến tặng… Tại sự kiện, cũng trưng bày nhiều hiện vật báo chí có giá trị được trao tặng, trong đó có 4 pho tượng nhà báo liệt sĩ được đúc đồng do nhà điêu khắc Trần Thanh Phong thực hiện.
Một số hình ảnh tại sự kiện:
![]() |
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu cùng các đại biểu tham quan triển lãm. |
![]() |
Triển lãm trưng bày nhiều tờ báo quý có giá trị lịch sử. |
![]() |
Báo Giải phóng Chủ nhật ra ngày 28/3/1976. |
![]() |
Buổi trưng bày thu hút rất đông các nhà báo lão thành tham dự. |
![]() |
Nhà điêu khắc Trần Thanh Phong trao tặng 4 pho tượng nhà báo liệt sĩ được đúc đồng. |
Phương Bùi
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/bao-tang-bao-chi-viet-nam-chinh-thuc-duoc-thanh-lap-58211.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này