Tầm quan trọng của Bộ Tư pháp đối với hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

11:58 | 21/05/2017
  Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã có buổi làm việc về tổ chức, hoạt động của Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (Chương trình 585). 
tam quan trong cua bo tu phap doi voi ho tro phap ly cho doanh nghiep Tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt hành chính
tam quan trong cua bo tu phap doi voi ho tro phap ly cho doanh nghiep Thu hồi chứng chỉ hành nghề với 29 luật sư
tam quan trong cua bo tu phap doi voi ho tro phap ly cho doanh nghiep Đảm bảo công tác hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp
tam quan trong cua bo tu phap doi voi ho tro phap ly cho doanh nghiep Tăng cường công tác thi hành án dân sự

Trong thời gian qua, Chương trình 585 đã chú trọng khảo sát ý kiến doanh nghiệp, nắm được hàng chục nhu cầu tìm hiểu pháp luật chuyên đề của doanh nghiệp. Ngoài ra, đã phát hành nhiều Bản tin Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đến đúng các đối tượng thụ hưởng.

Đồng thời, xây dựng được mạng lưới tư vấn cho doanh nghiệp bằng việc huy động luật gia, luật sư tư vấn trực tiếp, trả lời bằng văn bản. Từ đó, nổi lên 3 hoạt động có ích gồm hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình; hoạt động đối thoại; hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

tam quan trong cua bo tu phap doi voi ho tro phap ly cho doanh nghiep

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến – Phó Trưởng Ban Quản lý Chương trình cũng chia sẻ một số vướng mắc, khó khăn trong thực hiện Chương trình. Vì vậy, theo ông Tuyến, cần thay đổi mô hình sắp tới, trong đó phải kiện toàn tổ chức cán bộ, phải có người chuyên trách để không bỏ bê công việc, đổi mới công tác văn phòng Chương trình. Không những thế, phải gắn kết được hoạt động của Chương trình 585 với hoạt động của Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, tổ chức pháp chế bộ, ngành, doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế Nguyễn Thanh Tú nhận định, so với nhiều chương trình khác, kinh phí của Chương trình 585 không nhiều nhưng tác động tích cực đối với doanh nghiệp đã được ghi nhận thông qua đánh giá độc lập.

Nhưng theo ông Tú, nên chăng giao hẳn Chương trình 585 cho một đơn vị thuộc Bộ và đơn vị này sẽ huy động được lực lượng tham gia đông đảo hơn. Chuyên mục phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp trên VTV, VOV tới đây phải đổi mới, nâng cao chất lượng hơn nữa để không đi vào lối mòn. Ông Tú bày tỏ hy vọng trong năm nay sẽ phát triển hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo Bộ với doanh nghiệp về các vấn đề mới, nóng của đất nước liên quan đến Bộ, ngành Tư pháp.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, Chương trình 585 thể hiện dấu ấn của Bộ Tư pháp. Nổi bật, chuyên mục Kinh doanh và Pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình đã tạo sự lan tỏa của Chương trình 585, cùng nhìn nhận và thảo luận về các vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật mà doanh nghiệp, xã hội quan tâm. Có điều, ông Kiên cho rằng, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải khác với trợ giúp pháp lý, không đơn thuần chỉ là tập huấn, đưa thông tin cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động đối thoại cần cân nhắc thực hiện sao cho hiệu quả, tránh chồng lấn với các bộ, ngành khác.

H.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này