Bảo đảm an ninh trật tự Đại lễ Phật đản 2025 tại chùa Quán Sứ Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5 |
Hiện tượng quầng mặt trời không phải là điều quá hiếm gặp, song việc nó xuất hiện đúng vào thời khắc diễn ra Đại lễ Phật đản tại Hà Nội, ngay tại trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ, xúc động. Nhiều Tăng ni, Phật tử xúc động chia sẻ khoảnh khắc ấy như là "điềm lành" - một sự trùng hợp đẹp đẽ khiến lòng người lắng lại trong niềm tin và an lạc.
Dù mang vẻ ngoài kỳ vĩ và đầy cảm xúc, các chuyên gia khí tượng của Cục Khí tượng thủy văn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho rằng, đây là hiện tượng đôi lúc vẫn quan sát thấy ở Việt Nam và không phải là dấu hiệu gì bất thường trong tự nhiên.
![]() |
Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội. Ảnh chụp lúc 11h30 ngày 15/5. |
Hiện tượng này được gọi là "Quầng mặt trời" hay tiếng Anh thì là "Sun halo". Nó thường xuất hiện vào những ngày thời tiết tốt, bầu trời được che phủ bởi một lớp mây mỏng có tên là mây Cs. Đây là lớp mây rất mỏng, trong suốt, tồn tại ở độ cao trung bình 6-8km so với mặt đất và được cấu tạo bởi những tinh thể đá.
Quầng mặt trời được hình thành như một hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi chiếu qua lớp tinh thể đá này. Nó khác với cầu vồng là hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua bầu khí quyển nhiều những hạt nước. Bán kính của hình tròn tương ứng với quầng mặt trời là 22 độ góc tính từ mắt nhìn của chúng ta. Vậy nên nó còn được gọi là "hào quang 22 độ".
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng quầng mặt trời là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, không gây nguy hiểm, và không phải dấu hiệu thời tiết cực đoan.
Minh Phương
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/hao-quang-xuat-hien-o-dai-le-phat-dan-tai-ha-noi-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-190195.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này