Bình Dương: Bắt đối tượng dùng dao uy hiếp, cướp tài sản người đi đường Tử hình đối tượng sát hại tài xế xe ôm chiếm đoạt tài sản |
Hành vi liều lĩnh, manh động
Ngoài vài vụ cướp giật tài sản vừa qua, ở cấp độ nghiêm trọng hơn, tội phạm cướp tài sản còn thể hiện tính chất liều lĩnh và manh động qua các vụ cướp tại các địa điểm nhạy cảm như ngân hàng, tiệm vàng. Mặc dù an ninh tại các địa điểm này thường được thắt chặt, nhưng vẫn có những đối tượng bất chấp để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại lớn về tài sản và tạo ra tâm lý hoang mang tột độ trong cộng đồng.
Vụ cướp tại Phòng giao dịch VietinBank chi nhánh Phú Mỹ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) ngày 21/2/2025 là một ví dụ điển hình. Sau 2 ngày gây án, đối tượng Vũ Văn Lịch (SN 1985, quê Nam Định) đã bị cơ quan công an bắt giữ. Tại cơ quan Công an, Lịch khai nhận do chơi "tài xỉu" trên mạng bị thua và đang nợ tiền của nhiều người nên nảy sinh ý định đi cướp ngân hàng để lấy tiền trả nợ. Việc đối tượng cầm sẵn dao bầu, xông vào ngân hàng để thực hiện hành vi cướp cho thấy sự liều lĩnh và tính toán của loại tội phạm này. Cướp ngân hàng không chỉ đơn thuần là chiếm đoạt tài sản mà còn là hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng của nhân viên ngân hàng và khách hàng có mặt tại đó, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra bạo lực nghiêm trọng.
![]() |
Đối tượng cướp tài sản ngân hàng ở Chương Mỹ và tang vật vụ án. |
Những vụ việc trên cho thấy tính chất phức tạp, liều lĩnh và những hậu quả khôn lường mà loại tội phạm này gây ra. Tội phạm cướp giật tài sản thường được thực hiện một cách nhanh chóng, bất ngờ, lợi dụng sơ hở của nạn nhân trên đường hoặc ở những nơi công cộng. Đối tượng thường di chuyển bằng xe máy phân khối lớn, đeo khẩu trang, che kín mặt và hành động theo cặp hoặc nhóm. Mục tiêu của chúng thường là những tài sản có giá trị nhỏ gọn, dễ tẩu tán như điện thoại di động, túi xách, dây chuyền, ví tiền... So với cướp giật, tội phạm cướp tài sản nói chung, bao gồm cả cướp ngân hàng thường được thực hiện bởi các đối tượng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về phương tiện, hung khí và kế hoạch hành động. Hậu quả của nó cũng nghiêm trọng hơn nhiều, không chỉ về giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà còn về mức độ nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của những người liên quan.
Đề cao cảnh giác
Từ thực tế các vụ cướp, cướp giật tài sản diễn ra vừa qua, Công an thành phố Hà Nội nhận định, thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi, manh động và khó lường. Chúng thường xuyên thay đổi địa điểm gây án, sử dụng các phương tiện kỹ thuật để che giấu thân phận như biển số giả, khẩu trang, mũ bảo hiểm kín mặt, và nhanh chóng tẩu tán tang vật. Việc truy vết các đối tượng này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, ứng dụng công nghệ trong điều tra và hệ thống camera giám sát,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cướp giật tài sản một phần là do sự lơ là, mất cảnh giác của người dân. Hành vi cướp giật tài sản không chỉ là chiếm đoạt tài sản mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của các nạn nhân. Phần lớn các đối tượng cướp giật tài sản đều ra tay bất ngờ, khi các nạn nhân đang lưu thông trên đường hoặc trong tình huống bất khả kháng. Điều đáng nói là ngoài thực hiện hành vi cướp, cướp giật tài sản, tội phạm còn rất liều lĩnh, manh động khi bị phát hiện sẵn sàng dùng hung khí tấn công người dân để tẩu thoát hoặc bịt đầu mối, tránh bị cơ quan công an phát hiện, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Trung tá Nguyễn Ngọc Hưng - Phó Trưởng Công an phường Thanh Xuân Bắc cho rằng để giữ gìn an ninh, trật tự, phòng ngừa tội phạm cướp tài sản, bản thân mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác và chủ động phòng ngừa với tội phạm. Khi di chuyển trên đường, đặc biệt ở những đoạn đường vắng, ít người qua lại hoặc vào buổi tối, cần tập trung quan sát xung quanh. Hạn chế sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi đang đi bộ hoặc đi xe máy. "Nếu không may bị cướp giật, không nên cố gắng chống cự hoặc giữ lại tài sản một cách liều lĩnh, vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Quan trọng nhất là bảo vệ bản thân. Cố gắng ghi nhớ đặc điểm nhận dạng của đối tượng, phương tiện, hướng tẩu thoát để cung cấp cho công an. Sau đó nhanh chóng đến cơ quan công an gần nhất để trình báo, cung cấp thông tin chính xác để hỗ trợ công tác điều tra, truy bắt", Trung tá Nguyễn Ngọc Hưng khuyến cáo.
Theo Công an thành phố Hà Nội, vấn đề then chốt của việc kéo giảm tội phạm đó chính là làm tốt công tác phòng ngừa. Các cơ sở kinh doanh, ngân hàng, phòng giao dịch,... cần tăng cường hệ thống camera giám sát, có người bảo vệ; nhắc nhở nhân viên luôn cảnh giác, quan sát xung quanh trong giờ giao dịch. Lưu ý đến những người lạ mặt có biểu hiện bất thường như đeo khẩu trang, đội mũ, đeo kính râm che mặt, đi lại nhiều lần trước cửa hàng... Chỉ khi người dân có ý thức cảnh giác, bảo quản tài sản cá nhân, không có sơ hở thì tội phạm khó có cơ hội thực hiện hành vi phạm tội; qua đó, góp phần giữ bình yên địa bàn.
Minh Phương
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/canh-giac-toi-pham-cuop-tai-san-188881.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này