Công đoàn triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí

21:50 | 27/03/2025
Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025 trong các cấp Công đoàn, trong đó nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
Cán bộ Công đoàn Thủ đô đóng góp ý kiến vào các văn bản của Tổng LĐLĐ Việt Nam Đảng ủy Tổng LĐLĐ Việt Nam: Công bố quyết định thành lập 3 đảng bộ và 12 chi bộ trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 10 cán bộ

Trong đó, phát huy sự chủ động của tổ chức Công đoàn và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, bám sát thực tiễn, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; bảo đảm đoàn kết, ổn định, tăng cường đồng thuận xã hội.

Công đoàn triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí
LĐLĐ quận Long Biên tập huấn cán bộ Công đoàn cơ sở về nghiệp vụ công tác kiểm tra Công đoàn. (Ảnh: B.Duy)

Về các nhiệm vụ và giải pháp, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Công đoàn các cấp chủ trì phối hợp tuyên truyền, phổ biến và vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí; theo dõi, phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, kiến nghị thực hiện tốt cơ chế bảo vệ, tôn vinh và khen thưởng các tập thể, cá nhân tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Lồng ghép nội dung tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và trình độ cho cán bộ Công đoàn, đoàn viên về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn cần chủ động, tích cực tham gia xây dựng, phản biện xã hội nhằm góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực.

Quan tâm rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến công tác cán bộ, công tác quản lý và sử dụng tài chính, tài sản Công đoàn, hoạt động kinh tế Công đoàn nhằm hạn chế, khắc phục những "khe hở" dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả việc tham gia góp ý, phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và về các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí như: Chính sách, pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên; công tác cán bộ; các quy định liên quan đến cơ chế phân công, phân cấp, xác định trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân; thủ tục hành chính; tài chính công...

Song song với đó, cần tăng cường công tác kiểm tra quản lý sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động sự nghiệp, kinh tế của Công đoàn, kiểm tra công tác cán bộ của Công đoàn.

Đảm bảo hằng năm 50% trở lên Công đoàn các cấp có kiểm tra tài chính cùng cấp, trong đó 100% Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên kiểm tra tài chính cùng cấp; Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương tổ chức kiểm tra ít nhất 25% Công đoàn cấp dưới về tài chính, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức kiểm tra ít nhất 15% Công đoàn cấp dưới về tài chính...

B.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này