Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập Meta công bố tuyến cáp ngầm dài nhất thế giới trị giá 10 tỷ USD |
Công nghệ này không chỉ mở ra tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực giao diện não-máy tính (BCI) mà còn hứa hẹn hỗ trợ những người mất khả năng giao tiếp lấy lại "tiếng nói" của mình trong tương lai.
Hai nghiên cứu độc lập được Meta thực hiện đã sử dụng AI và kỹ thuật từ não đồ (MEG) – một phương pháp quét não không xâm lấn để đo từ trường phát ra từ các xung điện trong não, nhằm theo dõi và giải mã cách mà suy nghĩ hình thành và chuyển thành câu chữ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nghiên cứu đầu tiên: Giải mã tín hiệu não thành văn bản
Các nhà khoa học đã đo hoạt động thần kinh khi người tham gia gõ câu trên bàn phím. Sau đó, họ đào tạo một mô hình AI để giải mã tín hiệu từ não và tái tạo các câu chữ từ dữ liệu MEG. Kết quả cho thấy AI đạt độ chính xác 68% trong việc giải mã các chữ cái.
Những chữ cái phổ biến được nhận diện chính xác hơn, trong khi các ký tự ít xuất hiện như "Z" hay "K" dễ bị nhầm lẫn. Đáng chú ý, khi mắc lỗi, AI có xu hướng chọn các ký tự gần vị trí trên bàn phím QWERTY, cho thấy nó cũng "hiểu" cách não bộ điều khiển tay khi gõ chữ.
Nghiên cứu thứ hai: Lập bản đồ ngôn ngữ trong não
Nghiên cứu này đi xa hơn bằng cách phân tích cách ngôn ngữ hình thành trong não trước khi được gõ ra. Các nhà khoa học đã thu thập 1.000 ảnh MEG mỗi giây để theo dõi hoạt động não khi người tham gia gõ câu.Họ phát hiện ra rằng não sử dụng "mã thần kinh động" để xử lý thông tin ngôn ngữ, liên tục thay đổi vị trí lưu trữ thông tin nhằm tránh sự chồng chéo giữa các từ, chữ cái và âm tiết. Cơ chế này giúp não xử lý và ghi nhớ thông tin ngôn ngữ lâu hơn, ngay cả khi các từ được liên kết liên tiếp.
Công nghệ này có thể cách mạng hóa giao tiếp, đặc biệt với những người bị tổn thương não, bại liệt hoặc mất khả năng nói.
Trước đây, để đạt được khả năng giao tiếp bằng suy nghĩ, các nhà khoa học phải cấy ghép vi mạch vào não – một phương pháp xâm lấn, phức tạp và tiềm ẩn rủi ro. Nhưng với phương pháp quét não không xâm lấn như MEG, việc phát triển thiết bị đeo hỗ trợ giao tiếp trở nên khả thi và an toàn hơn.
Những nghiên cứu này mở ra hàng loạt ứng dụng đột phá trong tương lai gần: Khôi phục khả năng giao tiếp cho người mất tiếng: Người bị bại liệt hoặc tổn thương não có thể giao tiếp thông qua AI chuyển đổi suy nghĩ thành văn bản. Viết văn bản bằng suy nghĩ: Trong tương lai, bạn có thể soạn thảo văn bản, bài phát biểu, hoặc gửi tin nhắn chỉ bằng suy nghĩ mà không cần chạm vào bàn phím.
Hai nghiên cứu từ Meta không chỉ đánh dấu bước tiến lớn trong công nghệ AI và giao diện não-máy tính, mà còn mở ra một tương lai nơi con người có thể giao tiếp chỉ bằng suy nghĩ. Công nghệ này hứa hẹn mang lại hy vọng cho hàng triệu người mất khả năng nói, giúp họ kết nối với thế giới một cách dễ dàng hơn. Dù còn nhiều thách thức, nhưng với tốc độ phát triển như hiện tại, giao tiếp bằng suy nghĩ có thể sẽ không còn là một điều quá xa vời.
QN (t/h)
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/meta-phat-trien-ai-doc-suy-nghi-bien-tu-duy-thanh-van-ban-hoan-chinh-186548.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này