Giảm rác thải nhựa: Tạo bước chuyển về nhận thức và thói quen của người dân Để rác thải trở thành tài nguyên |
Đây là hoạt động nhằm tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng người dân và doanh nghiệp về thay đổi hành vi tiêu dùng nhựa thông minh và bền vững, thúc đẩy giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.
Tại chương trình tập huấn, có hơn 100 phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí cùng với đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan đến rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương; chuyên gia, giảng viên chuyên ngành về truyền thông.tham dự.
Các đại biểu đã thảo luận về nhiều chủ đề như: Vai trò của Việt Nam trong tham gia thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; chính sách pháp luật về môi trường nhằm giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm hướng tới nền kinh tế bền vững, kinh tế tuần hoàn.
Ngoài ra, các phóng viên cũng được chia sẻ phương pháp tác nghiệp, các tình huống và cách thức xử lý các vấn đề thường gặp về đề tài giảm thiểu rác thải nhựa, giải pháp nâng cao kỹ năng tác nghiệp và khai thác thông tin truyền thông thay đổi hành vi của người dân, doanh nghiệp về giảm thiểu rác thải nhựa,...
![]() |
Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông thay đổi hành vi về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương |
Theo đánh giá của các chuyên gia cho thấy: Rác thải nhựa đang được xem là hiện tượng “Báo động đỏ”, là vấn đề cấp bách tại khu vực Asean nói riêng và toàn cầu nói chung. Riêng tại Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 2.000 tấn rác thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra biển.
Tháng 3/2022, tại kỳ họp của Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA-5.2), các quốc gia thành viên Liên Hợp quốc (LHQ) đã nhất trí xây dựng một hiệp ước ràng buộc pháp lý nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa, đánh dấu một trong những hành động môi trường tham vọng nhất của thế giới kể từ Nghị định thư Montreal nhấn mạnh vào loại bỏ sản xuất các chất làm suy giảm tầng ôzôn.
Việt Nam cũng đã tiên phong triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, được các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội hưởng ứng, tham gia rất tích cực.
Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, trong đó, có bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong thời gian tới.
Để các thông điệp này đến với người dân, hơn lúc nào hết cần có vai trò của cơ quan báo chí truyền thông thông qua các tin bài điều tra, phản ánh về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay, từ đó giúp nâng cao nhận thức, từ đó thay đổi hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp giúp giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Minh Phương
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/nang-cao-nang-luc-truyen-thong-thay-doi-hanh-vi-ve-giam-thieu-rac-thai-nhua-dai-duong-143417.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này